Bà bầu uống sinh tố lê được không?
Là một loại trái cây họ hàng của táo, lê được biết đến là có một hương vị nhẹ dễ chịu, vị ngọt ngon miệng và hương thơm quyến rũ. Chúng có lượng calo thấp và giàu chất dinh dưỡng. Mẹ bầu cần rửa chúng thật kỹ trước khi xay sinh tố tại nhà. Việc này sẽ loại bỏ bất kỳ hóa chất độc hại hoặc vi trùng có trên bề mặt của chúng. Chế độ ăn uống của bà bầu nên bao gồm các loại trái cây tốt cho sức khỏe. Nhiều người trong chúng ta thích lê, nhưng vẫn nghi ngờ liệu bà bầu có nên uống sinh tố lê khi mang thai không? Theo các chuyên gia, Câu trả lời là CÓ!
Bà bầu uống sinh tố lê có rất nhiều công dụng như chống nhiễm trùng, táo bón, giảm sưng phù, cung cấp năng lượng mà vẫn giải quyết cơn thèm ngọt.
Thành phần dinh dưỡng có trong sinh tố lê
Một quả lê cỡ trung bình (178 gram) cung cấp các chất dinh dưỡng sau:
Calo: 101.
Protein: 1 gram.
Carbs: 27 gram.
Chất xơ: 6 gram.
Vitamin C: 12% giá trị dinh dưỡng khuyến nghị hàng ngày (RDI).
Vitamin K: 6% RDI.
Kali: 4% của RDI.
Đồng: 16% RDI.
Công dụng tuyệt vời khi bà bầu uống sinh tố lê
1. Chống lại nhiễm trùng
Bà bầu uống sinh tố lê giúp chống lại nhiễm trùng. Lê giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh thông thường, ho và cúm theo mùa. Chúng cũng đóng một vai trò quan trọng trong điều trị nhiễm trùng phổi (viêm phế quản, viêm phổi) và viêm gan.
Sinh tố lê chứa một nguồn vitamin C phong phú, rất tốt cho thai kỳ. Một quả lê chứa 10mg vitamin, chiếm tới 11% mức khuyến nghị hàng ngày cho phụ nữ mang thai.
2. Trị táo bón
Lê là một nguồn chất xơ tốt chống lại táo bón, một vấn đề phổ biến trong thai kỳ. Một quả lê chứa 7gm chất xơ, bao gồm 2gm pectin (một chất xơ hòa tan giúp tiêu hóa). Ngoài ra, bà bầu uống sinh tố lê cũng giúp trị các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, khó tiêu,…
3. Cung cấp năng lượng vừa đủ
Một quả lê nguyên có 100 calo trong khi một ly nước ép lê chỉ chứa 46 calo. Hơn thế nữa, việc uống sinh tố lê cùng các loại trái cây sẽ giúp mẹ bầu vẫn cảm thấy no và tràn đầy năng lượng dù cho ít calo.
4. Giải quyết cơn thèm ngọt nhưng vẫn an toàn
Lê chứa hai loại carbohydrate đơn giản là glucose và fructose. Những loại đường tự nhiên này là chất thay thế cho đường trắng và có thể thỏa mãn cơn thèm ngọt của các mẹ khi mang bầu. Chúng có vị ngọt hơn một quả táo nhưng chứa ít đường hơn.
5. Giảm sưng phù
Phụ nữ mang thai uống sinh tố lê giúp giảm sưng phù. Uống sinh tố lê gồm một đến hai quả lê mỗi ngày sẽ khiến bà bầu đáp ứng nhu cầu coban – một chất giúp hấp thu sắt. Nó cũng giúp thận bài tiết tốt hơn, do đó, giảm thiểu sưng phù ở các chi thường gặp trong thai kỳ.
Cách làm sinh tố lê đơn giản tại nhà
1. Bà bầu uống sinh tố lê và bơ
Nguyên liệu
- 1/2 cốc sữa chua không béo
- 1/2 quả bơ chín, gọt vỏ và xắt nhỏ
- 1 quả lê chín, bỏ lõi và xắt nhỏ
- 2 muỗng cà phê mật ong nguyên chất
- 1/4 muỗng cà phê chiết xuất vani
- Đá
Cách làm
Bỏ tất cả các thành phần trong máy xay và xay đến khi được hỗn hợp mịn.
2. Bà bầu uống sinh tố lê và chuối
Nguyên liệu
- 1 trái chuối
- 1 trái lê
- 10ml sữa tươi
- 1 muỗng đường
- Đá nhuyễn
Cách làm
Chuối +lê bỏ vỏ cắt thành từng miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố, thêm sữa và đường vào xay nhuyễn. Cuối cùng cho đá nhuyễn vào. Cho ra ly là dùng được.
Một số lưu ý khi bà bầu uống sinh tố lê
Mẹ bầu tránh lạm dụng loại sinh tố này vì việc uống điều độ vẫn là điều luôn được khuyến khích. Liều lượng an toàn hàng ngày của sinh tố lê khi mang thai là 1 ly. Đừng uống khi bụng đói, thay vào đó, hãy uống từ một đến hai giờ sau bữa ăn.
Sinh tố lê không có tác dụng phụ. Đó là một trong những ưu điểm của loại sinh tố này. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hạn chế nếu được chẩn đoán mắc một số tình trạng sức khỏe:
- Đừng ăn quá nhiều lê nếu bạn bị tiểu đường.
- Tránh trái cây nếu bạn đang bị đầy hơi
Qua những thông tin mà Medplus đã tổng hợp, mong rằng đã giải đáp những thắc mắc về các mẹ uống sinh tố lê được không, thành phần dinh dưỡng, tác dụng, cách làm và một số lưu ý với loại sinh tố này cho mẹ bầu.
Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những tin tức mới nhất về sức khỏe bạn nhé!
Xem thêm:
- Bà bầu ăn cá trích được không? 4 lợi ích cho sức khỏe bà bầu
- Bà bầu uống nước tăng lực được không? 5 tác hại cho sức khỏe bà bầu
- Bà bầu ăn cá nóc được không? 2 tác hại “chết người” của cá nóc
- Bà bầu ăn bò khô được không? 4 tác hại cho sức khỏe bà bầu
- Bà bầu ăn đồ hộp được không? 4 tác hại cho sức khỏe bà bầu
Nguồn: Tổng hợp