Bà bầu bị chóng mặt phải làm sao?
Chóng mặt là một triệu chứng phổ biến ở phụ nữ mang thai. Bà bầu sẽ có cảm giác lâng lâng, choáng váng, mất thăng bằng sau khi đứng lên, cúi xuống hoặc thậm chí đang di chuyển bình thường. Nhìn chung, chóng mặt không phải là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nghiêm trọng nào, nhưng trong một số trường hợp có thể gây ra các tác động tiêu cực. Vậy bà bầu bị chóng mặt phải làm sao? Cách trị chóng mặt an toàn khi mang thai là gì?
Bà bầu bị chóng mặt được khuyên nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để được giúp đỡ và không nên tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nào. Bên cạnh đó, để trị chứng đau đầu khi mang thai, bà bầu hãy có chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên vận động và tập các bài tập thể dục nhẹ để tăng cường sức khỏe.
Nguyên nhân bà bầu bị chóng mặt
Nguyên nhân gây chóng mặt khi mang thai còn phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ và có thể bao gồm cả những thay đổi khác nhau xảy ra trong cơ thể. Bà bầu bị chóng mặt 3 tháng đầu và 3 tháng cuối phổ biến hơn giai đoạn 3 tháng giữa. Cụ thể có những nguyên nhân sau:
1. Thay đổi hormone và hạ huyết áp
Khi mang thai, nồng độ hormone của mẹ thay đổi để giúp tăng lưu lượng máu trong cơ thể để hỗ trợ việc em bé phát triển trong tử cung. Lưu lượng máu tăng có thể khiến bà bầu bị huyết áp thấp, hay còn là chứng hạ huyết áp ở phụ nữ mang thai. Huyết áp thấp có thể khiến bà bầu bị chóng mặt, choáng váng đôi khi đi kèm triệu chứng buồn nôn, đặc biệt là khi chuyển từ nằm xuống hay từ ngồi sang đứng lên.
2. Ốm nghén
Bà bầu bị chóng mặt nguyên nhân là do chứng ốm nghén, buồn nôn khi mang thai. Theo nghiên cứu, có đến 85% phụ nữ bị ốm nghén, hay còn gọi là hội chứng hyperemesis gravidarum, bao gồm các tình trạng buồn nôn nghiêm trọng, sụt cân, rối loạn chất điện giải. Những tình trạng này là một trong những nguyên nhân khiến thai phụ bị chóng mặt.
3. Thai nhi lớn dần và gây áp lực lên tử cung
Thai nhi lớn dần, khiến bụng căng và to ra để bảo bọc bé, điều này khiến áp lực lên tử cung mẹ bầu ngày một lớn hơn. Áp lực lên tử cung cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị chóng mặt. Nguyên nhân này thường phổ biến giai đoạn mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, khi mà thai nhi đang lớn dần lên.
Dấu hiệu bà bầu bị chóng mặt
Phụ nữ mang thai bị chóng mặt thường có những biểu hiện sau:
Đầu óc quay vòng.
Hoa mắt, mắt mờ.
Buồn nôn.
Mệt mỏi.
Đau đầu.
Choáng váng.
Mất thăng bằng.
Những trạng thái chóng mặt khi mang thai thường gặp:
Bà bầu bị chóng mặt buồn nôn 3 tháng cuối.
Bà bầu bị chóng mặt toát mồ hôi.
Bà bầu bị chóng mặt nhức đầu.
Bà bầu chóng mặt buồn nôn.
Cách trị chóng mặt cho bà bầu hiệu quả
1. Đến gặp bác sĩ
Bà bầu bị chóng mặt khi mang thai hãy đến gặp bác sĩ để được giúp đỡ. Tình trạng chóng mặt dù diễn ra nhiều hay ít, mức độ ảnh hưởng ra sao thì cũng đừng chủ quan nhé các mẹ. Hãy luôn đảm bảo an toàn cho cả mẹ và em bé trong bụng.
Bác sĩ chuyên khoa có thể giúp bà bầu trị chóng mặt khi mang thai bằng các phương pháp như:
- Lời khuyên về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi.
- Bị chóng mặt nên uống thuốc gì?
- Thậm chí, một số tình trạng cần thiết thì phải được theo dõi.
2. Không tự ý dùng thuốc
Phụ nữ mang thai bị chóng mặt không nên tự ý sử dụng thuốc, dù là thuốc, miếng dán hay bất kỳ phương pháp nào mà chưa có ý kiến của bác sĩ. Những phương pháp bà bầu sử dụng, đôi khi sẽ không phù hợp với cơ địa mẹ lúc đó. Nếu dùng sai có thể gây nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
3. Chế độ ăn uống khoa học và dinh dưỡng
Bà bầu bị chóng mặt nên có một chế độ ăn uống khoa học và dinh dưỡng. Đảm bảo bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho một thai kỳ khỏe mạnh. Những vitamin và khoáng chất tốt sẽ mang đến cho mẹ bầu một cơ thể khỏe mạnh, giúp tăng cường hệ miễn dịch và tăng khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân xấu gây bệnh.
4. Uống nhiều nước
Bà bầu bị mất nước, thiếu nước cũng dẫn đến chóng mặt khi mang thai, do đó hãy đảm bảo rằng mẹ bầu cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể. Bà bầu cần uống đủ từ 2,5 lít đến 3 lít nước mỗi ngày (tương đương 8-12 ly nước).
5. Vận động và tập thể dục
Bà bầu tập thể dục và vận động sẽ rất tốt cho sức khỏe. Những bài tập thể chất sẽ giúp cơ thể mẹ thêm khỏe mạnh, sức đề kháng tốt, từ đó giúp tránh các tình trạng xấu như chóng mặt, đau đầu, sốt hay cảm cúm,…Tuy nhiên, hãy lựa chọn những bài tập nhẹ nhàng và phù hợp với tình trạng sức khỏe, không nên vận động quá sức.
Những bài tập thể dục dành cho bà bầu được chuyên gia khoa sản gợi ý: đi bộ, bơi lội, đạp xe, yoga, ngồi thiền, chạy bộ chậm. Ngoài ra, mẹ bầu có thể thực hiện các động tác như vươn vai, xoay cổ tay, cổ chân, xoay cổ,…
Bà bầu bị chóng mặt có ảnh hưởng đến thai nhi không?
1. Nguy cơ bà bầu bị té ngã khi chóng mặt
Trường hợp xấu đó là bà bầu bị chóng mặt có thể bị té ngã. Trường hợp ngã nhẹ có thể không sao, nhưng nếu ngã nặng thì sẽ ảnh hưởng xấu cho cả mẹ và bé. Dù bà bầu bị té ngã kiểu nào, cũng nên ngay lập tức đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
Nếu bị chóng mặt, bà bầu hãy cố gắng giữ bình tĩnh và nhanh chóng tìm một điểm tựa để giữ thăng bằng. Các điểm tựa đó có thể là: tường, cầu thang, bàn, ghế hay bất kỳ vật nào có thể giúp mẹ tựa vào.
2. Ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi
Bà bầu bị chóng mặt buồn nôn hay chóng mặt đau đầu đều sẽ khiến mẹ mệt mỏi. Mệt mỏi khiến bà bầu ăn không ngon, bỏ bữa, dẫn đến cơ thể thêm yếu, suy nhược và không có đủ chất dinh dưỡng. Cơ thể mẹ không đủ chất dinh dưỡng thì khả năng bảo vệ thai nhi cũng kém đi. Thai nhi không có đủ dưỡng chất thì sẽ ốm yếu, chậm phát triển, khả năng sinh non cao, dị tật hay thậm chí chết lưu.
Quá trình phát triển sau này của trẻ cũng sẽ bị ảnh hưởng, trẻ sinh ra có khả năng nhẹ cân hơn so với tiêu chuẩn, chậm phát triển, suy dinh dưỡng, khả năng nhận thức và học hỏi kém, khả năng giao tiếp và biểu đạt cũng kém so với các bạn cùng tuổi.
Lưu ý khi bà bầu bị chóng mặt
1. Bà bầu bị chóng mặt nên ăn gì?
Những thực phẩm phụ nữ mang thai bị chóng mặt nên ăn:
- Thực phẩm giàu vitamin B6: ngũ cốc, thịt gà, trứng, thịt heo, cá hồi, cá ngừ, bơ đậu phộng, các loại đậu (đậu đen ,đậu phộng, đậu nành, đậu xanh,…), các loại hạt (hạt điều, quả phỉ, hồ trăn, đậu phộng), quả óc chó, cải bó xôi, quả bơ, chuối,…
- Thực phẩm tăng cường protein: thịt gà, thịt vịt, thịt heo, trứng, đậu hũ, các loại đậu, hải sản, súp lơ xanh, ngô, chà là,…
- Uống đủ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày.
- Sữa ít béo.
- Các sản phẩm từ đậu nành: sữa đậu nành, đậu hũ, đậu nành rang,…
2. Bà bầu bị chóng mặt không nên ăn gì?
Mẹ bầu bị chóng mặt buồn nôn kiêng ăn uống những gì:
- Hạn chế ăn mặn.
- Thức ăn nhanh: snack, khoai tây chiên, bánh quy giòn, thịt nguội, xúc xích,…
- Thực phẩm chứa nhiều đường.
- Đồ uống kích thích: rượu, bia, cà phê.
- Thức ăn chiên rán, chứa nhiều dầu mỡ.
3. Bà bầu bị chóng mặt kiêng gì?
Thai phụ bị chóng mắt kiêng làm gì:
- Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trờ, ở ngoài trời nắng quá lâu.
- Không đến những nơi đông người và những nơi có không khí náo nhiệt, ồn ào.
- Không vận động, làm việc quá sức.
4. Bà bầu bị chóng mặt cần đến gặp bác sĩ ngay nếu:
Phụ nữ có thai bị chóng mặt cần đến gặp bác sĩ ngay nếu gặp các tình trạng sau:
- Té ngã, ngất xỉu.
- Cơn chóng mặt tới đột ngột hoặc kéo dài.
- Sốt cao (trên 39 độ).
- Tức ngực, khó thở.
- Tim đập nhanh.
- Chán ăn, bỏ bữa.
- Buồn nôn, đổ mồ hôi.
- Đau đầu, đầu óc qua cuồng, không tập trung được.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị chóng mặt phải làm sao? Bà bầu bị chóng mặt có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị chóng mặt.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị đau đầu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt xuất huyết phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị phù chân phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị khô da phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp