Thuốc Glotadol CF là gì?
Thuốc Glotadol CF là thuốc ETC, dùng trong giảm các triệu chứng trong cảm lạnh và cảm cúm như: Sốt, ho, các cơn đau nhức nhẹ, nhức đầu, đau họng, sung huyết mũi. Làm loãng đàm và dịch tiết đường hô hắp, giúp dễ khạc đàm.
Tên biệt dược
Thuốc được đăng ký tên là Glotadol CF.
Dạng trình bày
Thuốc Glotadol CF được bào chế thành viên nén bao phim.
Quy cách đóng gói
Thuốc Glotadol CF được đóng gói theo hình thức viên nén bao phim.
Phân loại
Thuốc Glotadol CF là thuốc ETC.
Số đăng ký
Số đăng ký là VD-20716-14.
Thời hạn sử dụng
Thuốc Glotadol CF có hạn sử dụng là 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
- Công ty Cổ phần Dược phẩm Glomed.
- Địa chỉ: 35 Đại lộ Tự do, KCN Việt Nam – Singapore, tỉnh Bình Dương Việt Nam.
Thành phần của thuốc Glotadol CF
- Thành phần chính: Paracetamol 500 mg, Guaifenesin 200 mg, Phenylephrin Hydroclorid 10 mg, Dextromethorphan Hydrobromid 15 mg.
- Tá dược khác: Maltodextrin, Acid Citric, Natri Starch Glycolat, Pregelatinized Starch, Povidon K30, Cellulose vi tinh thể, Silic Dioxyd, Talc, Magnesi Stearat, Opadry yellow.
Công dụng của thuốc Glotadol CF trong việc điều trị bệnh
Thuốc Glotadol CF dùng trong giảm các triệu chứng trong cảm lạnh và cảm cúm như: Sốt, ho, các cơn đau nhức nhẹ, nhức đầu, đau họng, sung huyết mũi. Làm loãng đàm và dịch tiết đường hô hắp, giúp dễ khạc đàm.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Glotadol CF
Cách sử dụng
Thuốc Glotadol CF được sử dụng qua đường uống.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân sử dụng thuốc theo chỉ định bác sĩ.
Liều dùng
- Người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên: Uống 1 viên cách mỗi 6 giờ. Không dùng quá 6 viên mỗi ngày.
- Trẻ từ 6 tuổi đến 11 tuổi: Uống 1/2 viên cách mỗi 6 giờ. Không dùng quá 3 viên mỗi ngày.
Lưu ý đối với người sử dụng thuốc Glotadol CF
Chống chỉ định
Thuốc Glotadol CF chống chỉ định đối với bệnh nhân:
- Quá mẫn với các thành phần của thuốc, trẻ em dưới 6 tuổi.
- Suy gan hay suy thận nặng, thiếu Glucose – 6 – Phosphat Dehydrogenase.
- Cường giáp nặng, bệnh tim mạch hay động mạch vành nặng, tăng huyết áp nặng, nhanh tâm thất, dùng chung hay trong vòng 14 ngày sau khi ngưng dùng các thuôc ức chê Monoamin Oxydase.
- Ho mạn tính kéo dài do hút thuốc, do hen, viêm phế quản mạn hay khí phế thủng, ho nhiều đàm.
Tác dụng phụ
Tác dụng phụ do Paracetamol thường nhẹ và có thể hồi phục sau khi ngưng dùng thuốc. Hiếm khi nổi mẫn, ban đỏ hay mày đay. Các tác dụng ngoại ý do Phenylephrin gây ra bao gồm giảm thị lực, rối loạn tiêu hóa, bồn chồn, lo lắng, hồi hộp, khó chịu ở bụng và ngực, khó chịu thượng vị, run, khó thở, xanh xao, tăng huyết áp kèm theo đau đầu và nôn.
Guaifenesin gây khó chịu dạ dày – ruột, buồn nôn, nôn, chóng mặt, buồn ngủ, nhức đảu, phát ban, giảm acid uric, sỏi đường tiết niệu.
Dextromethorphan thường gây mệt mỏi, chóng mặt, nhịp tim nhanh, buồn nôn, đỏ bừng. Thỉnh thoảng nổi mày đay và buồn ngủ nhẹ. Ức chế thần kinh trung ương và suy hô hấp có thể xảy ra trong trường hợp quá liều.
Ngưng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ nếu: Xuất hiện dấu hiệu mới bắt thường, sưng phù hay phát ban, cảm thầy hồi hộp, chóng mặt và mất ngủ, các triệu chứng không cải thiện sau 7 ngày hoặc có sốt kèm theo. Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Xử lý khi quá liều
Do Paracetamol:
- Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, đau bụng và xanh xao thường xuất hiện trong giờ đầu. Quá liều từ 10 g trở lên có thể gây hủy hoại tế bào gan, dẫn đến hoại tử gan hoàn toàn và không hồi phục; toan chuyển hóa và bệnh não có thể dẫn đến hôn mê và chết. Ngoài ra, nồng độ Aminotransferase và Bilirubin huyết tương tăng, thời gian Prothrombin kéo dài, có thể xuất hiện sau 12 – 48 giờ.
- Xử trí: Rửa dạ dày hoặc cho uống than hoạt để loại trừ ngay thuốc đã uống. Tiêm tĩnh mạch hoặc cho uống N – Acetylcystein, thuốc giải độc đặc hiệu của Paracetamol, hiệu quả nhất là trước giờ thứ 10 sau khi dùng quá liều.
Do Phenylephrin:
- Triệu chứng: Các triệu chứng quá liều do Phenylephrin bao gồm mệt mỏi quá mức, đổ mồ hôi, chóng mặt, nhịp tim chậm, tăng huyết áp nghiêm trọng và hôn mê.
- Xử trí: Trước hết dùng các biện pháp điều trị hỗ trợ. Có thể dùng các chất gây giãn mạch tác động nhanh như Glyceryl Trinitrat trong trường hợp tăng huyệt áp nghiêm trọng.
Do Guaifenesin:
- Triệu chứng: Guaifenesin có độc tính thấp. Liều quá cao có thể xảy ra buồn nôn và nôn.
- Xử trí: Làm rỗng dạ dày bằng cách gây nôn hoặc rửa dạ dày.
Do Dextromethorphan:
- Triệu chứng: Buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, ảo giác, mất điều hòa…
- Xử trí: Chuyển ngay đến bệnh viện gần nhất. Dùng các biện pháp điều trị hỗ trợ. Tiêm tĩnh mạch nhanh.
Cách xử lý khi quên liều
Thông tin cách xử lý khi quên liều đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Thông tin các biểu hiện sau khi dùng thuốc Glotadol CF đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Thuốc cần được bảo quản nơi khô, nhiệt độ dưới 30ºC, tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thuốc Glotadol CF có hạn sử dụng 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc
Hiện nay, thuốc được bán ở các trung tâm y tế, quầy thuốc đạt chuẩn GPP của Bộ Y Tế với các mức giá dao động tùy từng đơn vị hoặc thuốc cũng có thể được tìm mua trực tuyến với giá ổn định tại Chợ y tế xanh.
Giá bán
Giá thuốc Glotadol CF thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hệ hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc vào thời điểm này. Người mua nên thận trọng để tìm mua thuốc ở những chỗ bán uy tín, chất lượng với giá cả hợp lý.
Thông tin tham khảo
Dược động học
Glotadol CF là một thuốc chứa nhiều thành phần có tác dụng làm giảm nhanh chóng các triệu chứng trong cảm lạnh và cảm cúm. Paracetamol làm giảm đau bằng cách làm tăng ngưỡng đau và hạ nhiệt thông qua tác động trên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi mà không gây kích ứng dạ dày. Guaifenesin thúc đẩy loại bỏ chất nhầy đường hô hấp do làm long đàm, Guaifenesin cũng làm trơn đường hô hấp bị kích thích. Phenylephrin làm giảm
nhanh tình trạng sung huyết mũi với hiệu quả kéo dài. Dextromethorphan là thuốc giảm ho trong trường hợp ho không có đàm, tác dụng lên trung tâm ho ở hành não.
Thận trọng – Lưu ý
Không dùng chung với bất kỳ thuốc khác có chứa Paracetamol, Cafein. Không uống rượu trong thời gian dùng thuốc. Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân vệ các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven – Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
Sử dụng trên phụ nữ có thai: Chưa xác định được tính an toàn của thuốc dùng khi thai nghén liên quan đến tác dụng không mong muốn có thể có đối với thai nhi. Do vậy, chỉ nên dùng thuốc này cho phụ nữ mang thai khi thật cần thiết.
Sử dụng trên phụ nữ cho con bú: Không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ nhỏ bú mẹ khi người mẹ dùng Paracetamol. Phenylephrin và Guaifenesin có thể qua được sữa mẹ và ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ. Do vậy, nên quyết định ngưng cho trẻ bú hoặc ngưng thuốc tùy vào tầm quan trọng của thuốc đối với người mẹ.
Ảnh hưởng trên khả năng lái xe và vận hành máy: Dextromethorphan và Guaifenesin có thể gây chóng mặt và buồn ngủ nhẹ, do đó nên thận trọng khi đang lái xe và vận hành máy móc.
Tương tác thuốc
Paracetamol:
- Uống rượu trong thời gian dùng thuốc làm tăng nguy cơ gây độc tính của Paracetamol trên gan.
- Nguy cơ gây độc tính của Paracetamol trên gan tăng khi dùng Paracetamol liều cao hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật, các thuốc nhạy cảm ứng men gan hoặc Isoniazid.
- Thuốc này có thể làm tăng tác dụng của thuốc chống đông máu như Cownarin hay dẫn xuất Indandion.
Phenylephrin:
- Phenylephrin có thể làm tăng kích thích tim và có thể gây loạn nhịp tim như rung tâm thất nếu được dùng trong quá trình gây mê bằng các thuốc gây mê đường hô hấp.
- Chuyển hóa Phenylephrin bị ảnh hưởng bởi các thuốc ức chế Monoamin Oxydase (MAOIs).
- Phản ứng quá mẫn được báo cáo khi dùng Phenylephrin đường uống cho bệnh nhân đang dùng Debrisoquin.
Guaifenesin:
- Không sử dụng chế phẩm phối hợp Guaifenesin với Dextromethorphan cho bệnh nhân đang dùng các thuốc ức chế Monoamin Oxydase.
- Cần thận trọng khi sử dụng chế phẩm phối hợp của Guaifenesin và Phenylpropanolamin cho bệnh nhân tăng huyết áp, có bệnh tim, đái tháo đường.
Dextromethorphan:
- Các phản ứng nghiêm trọng và đôi khi nguy hại đến tính mạng đã được báo cáo khi dùng Dextromethorphan ở bệnh nhân đang dùng các thuốc ức chế Monoamin Oxydase.
- Dextromethorphan được chuyển hóa qua gan lần đầu bởi hệ Enzym Cytochrom Pxso 2D6. Vì vậy, khả năng tương tác giữa Dextromethorphan với các thuốc ức chế Enzym này cũng nên được chú ý.
- Dùng đồng thời Dextromethorphan với các thuốc ức chế thần kinh trung ương như rượu, các thuốc kháng Histamin và một vài thuốc hướng tâm thần có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương.