Bà bầu bị mụn rộp sinh dục phải làm sao?
Bà bầu bị mụn rộp sinh dục là do nhiễm virus Herpes Simplex Virus (HSV). Loại virus này là một trong những nguyên nhân gây nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh phổ biến nhất hiện nay. Nó có thể khiến trẻ bị tổn thương ở não hoặc mắt hoặc thậm chí tử vong. Những bà bầu bị virus Herpes khi mang thai lần đầu có nguy cơ truyền bệnh cho con từ 30-60%. Bởi vì trong giai đoạn này, thai nhi chưa có đầy đủ những kháng thể chống lại virus Herpes.

Để không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, mẹ bầu bị mụn rộp sinh dục được khuyên nên đi khám để được kê khai thuốc.
Cơ chế gây nhiễm virus Herpes
Virus Herpes là gì?
Virus Herpes là cách gọi tắt của Herpes Simplex. Nó là một loại virus gây mụn rộp sinh dục, lây nhiễm qua đường sinh dục. Gồm có hai loại: HSV-1 (thường gây bệnh lở môi); HSV-2 (thường gây mụn rộp sinh dục).
HSV-1 và HSV-2 có thể được tìm thấy ở những người có dịch tiết bị nhiễm khuẩn như: nước bọt, tinh dịch, dịch tiết âm đạo.
HSV-1 có thể lây nhiễm bằng cách:
- Ăn chung đũa muỗng
- Dùng son môi của nhau
- Hôn
HSV-2 có thể lây qua đường tình dục bởi người mắc HSV-2 trước đó. Những yếu tố rủi ro khác gồm:
- Có nhiều bạn tình
- Quan hệ tình dục sớm
- Là nữ
- Có hệ miễn dịch yếu
Cơ chế hoạt động
Các virus xâm nhập vào cơ thể thông qua màng nhầy. Màng nhầy là các lớp mô mỏng lót các khe hở trên cơ thể. Chúng có thể được tìm thấy trong mũi, miệng và bộ phận sinh dục.
Một khi virus đã vào được cơ thể, chúng sẽ tự kết hợp với các tế bào và ở lại trong các tế bào thần kinh của khung chậu. Sau đó, vì bản tính thích nghi nhanh với môi trường và có xu hướng nhân lên, các công tác điều trị bệnh khá khó khăn.
Bà bầu bị nhiễm virus Herpes có triệu chứng gì?
Dấu hiệu đánh dấu sự khởi đầu của một ổ dịch là mụn nước. Sau đó, dịch sẽ bùng phát sớm nhất là 2 ngày sau khi nhiễm virus, muộn nhất là 30 ngày.

Các triệu chứng chung cho cả nam và nữ bao gồm:
Mụn nước xuất hiện trong miệng, trên môi, mặt và ở những khu vực tiếp xúc với nơi nhiễm bệnh.
Vùng bị nhiễm bắt đầu ngứa hoặc ngứa ran, trước khi mụn nước xuất hiện.
Mụn nước có thể bị loét (vết loét mở) và chảy dịch.
Ngoài ra còn có các triệu chứng tương tự như triệu chứng cảm cúm:
Sốt
Sưng hạch bạch huyết (chống nhiễm trùng và viêm trong cơ thể)
Đau đầu
Mệt mỏi
Chán ăn
Cách điều trị mụn rộp sinh dục
Các cách sau đây chỉ giảm nguy cơ bùng phát bệnh, chứ không điều trị triệt để.
- Sử dụng thuốc virus làm tăng thời gian lành vết loét và giảm đau.
- Dùng chất tẩy rửa nhẹ khi tắm.
- Giữ cho vùng bị nhiễm virus sạch và khô
- Giữ cho vùng kín được thoải mái
Bà bầu bị mụn rộp sinh dục có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Em bé sinh ra bị mụn rộp, do bị truyền bệnh qua sinh thường, có thể có các biến chứng rất nghiệm trọng. Chẳng hạn như mù, tổn thương não, thậm chí tử vong.
Đối với mẹ mang thai lần đầu thì khả năng truyền bệnh rơi vào khoảng 30-60%. Nếu bà bầu tái nhiễm virus HSV thì nguy cơ lây truyền chỉ còn 3%.
Những lưu ý cho bà bầu bị mụn rộp sinh dục
Phụ nữ mang thai bị mụn rộp sinh dục (HSV-2) nên tránh mọi sinh hoạt vợ chồng khi đang nhiễm virus. Nếu bà bầu không xuất hiện các triệu chứng kể trên nhưng được chẩn đoán nhiễm, nên sử dụng bao cao su. Tuy nhiên, kể cả khi sử dụng bao cao su cũng có thể lây truyền virus qua da trần.

Bị mụn rộp sinh dục có thể cho con bú không?
Có thể vì virus HSV không lây qua đường sữa mẹ. Nhưng mẹ bầu cần lưu ý bệnh có thể lây khi bé tiếp xúc với vết loét, vết rộp phồng trên bầu vú mẹ khi bú. Để tránh lây nhiễm cho con, mẹ bầu phải tự bơm, vắt sữa bằng tay, và không chạm vào vết loét cho đến khi lành.
Mong rằng những thông tin Medplus đã tổng hợp giúp giải đáp được thắc mắc của các mẹ về bà bầu bị mụn rộp sinh dục phải làm sao, có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi bà bầu bị mụn rộp sinh dục.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé!
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị đau xương chậu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nổi mề đay phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị vảy nến phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị khó thở phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị bệnh tim phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp