Bà bầu bị hen phế quản phải làm sao ?
Bị hen phế quản trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ. Hen phế quản là bệnh lý ảnh hưởng đến đường dẫn khí của phổi (phế quản) và gây ra bởi quá trình viêm mạn tính (kéo dài) của phế quản, dẫn tới phế quản, hoặc đường dẫn khí của người bệnh trở nên nhạy cảm với nhiều tác nhân khác nhau . Khi mang thai nếu để bị lên cơn hen sẽ rất nguy hiểm vì có thể gây thiếu oxy cho thai nhi. Vậy bà bầu bị hen phế quản phải làm sao?
Các mẹ bầu bị hen phế quản được khuyên dùng các thuốc điều trị bệnh hen cho phụ nữ mang thai thường ở dạng phụt, xịt sẽ hạn chế được sự ảnh hưởng tới thai nhi. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc.
Nguyên nhân các mẹ bầu bị hen phế quản
Mẹ bầu bị hen phế quản do một vài nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Các tác nhân gây dị ứng:
- Dị nguyên đường hô hấp: thường là bụi nhà, phấn hoa, nấm mốc, lông động vật, khói thuốc lá, các con bọ sống trong chăn nệm,…
- Dị nguyên thực phẩm: các loại hải sản (tôm, cua, cá, sò,… ), trứng, thịt gà, lạc.
- Tác nhân nhiễm khuẩn: Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như: viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm amiđan,… là một trong những nguyên nhân gây ra cơn hen ở bệnh nhân có cơ địa dị ứng.
Các tác nhân không dị ứng:
- Di truyền: Trong gia đình có người bị hen phế quản.
- Yếu tố tâm lý: tình trạng lo âu, căng thẳng, sang chấn tâm lý,…
- Rối loạn tình dục.
Những tình trạng bị hen phế quản thường gặp ở bà bầu
Các mẹ bầu bị mất ngủ thường có những triệu chứng sau:
Thở khò khè
Khó thở được
Tức nặng ngực
Ho có đờm đi kèm
Nói khó
Cách khắc phục cho bà bầu bị hen phế quản
Điều trị hen phế quản ở phụ nữ mang thai là ngăn chặn những cơn thiếu oxy cho mẹ, đồng thời giúp cung cấp oxy đầy đủ cho thai nhi. Các bà bầu cần phải chú ý như sau:
1. Điều trị tối ưu bao gồm
Kiểm soát cơn hen, cải thiện chức năng hô hấp, tránh các yếu tố gây kịch phát cơn hen, tư vấn và điều trị bằng thuốc cho từng trường hợp để duy trì chức năng phổi bình thường. Việc điều trị bằng thuốc cần tuân theo nguyên tắc sử dụng lượng thuốc thấp nhất có hiệu quả để kiểm soát bệnh hen phế quản.
2. Chỉ định từ bác sĩ
Các bác sĩ sẽ lựa chọn những loại thuốc phù hợp với phụ nữ mang thai. Các thuốc điều trị bệnh hen cho phụ nữ mang thai thường ở dạng phụt, xịt nên sẽ hạn chế được sự ảnh hưởng tới thai nhi. Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc.
3. Tránh xa các yếu tố kích thích dị ứng
Khói thuốc lá, thuốc lào; lông súc vật chó, mèo, khói bếp. Các loại mùi hương mạnh như: phấn hoa, nước hoa, thuốc xịt côn trùng. Tránh ăn các thức ăn lạ có nguy cơ gây dị ứng, luôn giữ cho không khí trong nhà thoáng, khô.
4. Chế độ ăn uống
Phụ nữ mang thai nên ăn đồ ấm, hạn chế ăn những đồ để lâu trong tủ lạnh. Ngoài ra, cũng cần giữ ấm cơ thể, nếu bị cảm cúm, cảm lạnh thì sẽ càng nguy hiểm hơn. Khi ra ngoài phải đeo khẩu trang để tránh các tác nhân có hại gây các cơn hen.
Bà bầu bị hen phế quản có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đa số các mẹ bầu bị hen phế quản có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường. Tuy nhiên, những trường hợp hen nặng, không được kiểm soát tốt, có thể gây ra những tác động tiêu cực trên thai do tình trạng thiếu ôxy máu kéo dài.
Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, những bà mẹ bị hen phế quản có nguy cơ đẻ non, thai nhẹ cân hoặc mắc một số bệnh lý (nhịp tim nhanh, co giật, hạ đường huyết…) cao hơn so với những bà mẹ không mắc bệnh. Tuy nhiên, nếu hen phế quản được điều trị ổn định thì nguy cơ này là rất nhỏ. Nó còn có thể được giảm thiểu bằng cách duy trì sự kiểm soát bệnh tối ưu trong suốt thời kỳ mang thai.
Những lưu ý cho bà bầu bị hen phế quản
Bà bầu bị hen phế quản nên ăn gì?
Các mẹ bầu bị hen phế quản nên bổ sung số loại thực phẩm sau:
- Chất đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu
- Ăn nhiều rau xanh, củ, quả có chứa nhiều vitamin C như cam quýt, chanh, bưởi, kiwi, sơ ri, ổi, xoài, thanh long, rau bồ ngót, cần tây, ớt chuông, rau dền đỏ, rau đay, mồng tơi, cải xanh, cà chua…
- Thực phẩm giàu beta caroten có trong gấc, bí đỏ, cà rốt, đu đủ, khoai lang bí, rau bồ ngót, ớt chuông màu vàng, màu cam…
- Ăn thêm các loại như hành tây, tỏi, nghệ, ớt, tương hạt cải, bông cải xanh, các loại ngũ cốc lứt, các loại rau thơm
Bà bầu bị hen phế quản không nên ăn gì?
Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm để tránh giảm tình trạng hen phế quản.
- Một số loại ngũ cốc, hạt quả: bột mì, đậu phộng, đậu nành. Đậu phộng chính là loại thức ăn gây dị ứng
- Bột ngọt (monosodium glutamate): đây là một nguyên nhân “thầm lặng” của bệnh hen
- Thực phẩm ngâm chua : chứa Sulfite là nhóm hóa chất có khả năng gây khó thở cao
Bà bầu bị hen phế quản cần gặp bác sĩ nếu:
- Môi, khuôn mặt hay móng tay bị đổi màu (xanh hoặc xám)
- Cực kỳ khó thở, cổ và ngực như ‘’bị rút vào’’ theo từng hơi thở
- Khó nói chuyện hay đi bộ
- Cực kỳ lo lắng do chứng khó thở gây ra
- Sốt 40°C hoặc cao hơn
- Nặng ngực
- Mạch đập nhanh
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị hen phế quản phải làm sao? Bà bầu bị hen phế quản có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi các bà bầu bị hen phế quản.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị cúm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sốt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ho phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp