Bệnh kiết lỵ có thể sẽ không trừ một ai. Chỉ cần có điều kiện là mầm bệnh sẽ tấn công và phá hoại đường ruột của chúng ta. Điều đáng lo nhất là khi mắc bệnh nếu không được điều trị sớm và dứt điểm. Bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Có nhiều cách để điều trị bệnh kiết lỵ.
Phương pháp 1: Điều trị bệnh lỵ bằng thuốc là cách điều trị hiệu quả nhất
Các loại thuốc diệt lỵ amip:
Tốt nhất bạn hãy đi khám ở khoa tiêu hóa, làm xét nghiệm phân, nếu có kén amip, cần dùng thuốc đặc trị là metronidazol sẽ rất hiệu quả.
- Emetine: do thuốc bài tiết chậm nên cần khoảng thời gian giữa hai đợt điều trị là 45 ngày.
- Metronidazol: thuốc xâm nhập qua hàng rào máu não tốt nên là thuốc chọn lựa để điều trị các tổn thương thần kinh trung ương.
- Dehydro-emetine: ít độc, thải trừ nhanh hơn emetine, khoảng cách giữa hai đợt điều trị là 15 ngày.
Các loại thuốc diệt kiết lỵ do mầm bệnh shigella:
Ciprofloxacine, Péfloxacine, Ofloxacine, Bactrim.
Phương pháp 2: Điều trị bệnh lỵ bằng phương pháp dân gian cũng là cách thường được nhiều người áp dụng
Trong dân gian có rất nhiều cách để điều trị bệnh lỵ. Dưới đây chia sẻ 3 cách được tương truyền là điều trị kiết lỵ hiệu quả nhất.
Điều trị bệnh lỵ bằng rau sam
Theo y học dân gian truyền lại, rau sam có vị chua, tính hàn. Có công dụng điều trị kiết lỵ, trị giun sán và chữa mụn nhọt.
Cách dùng rau sam điều trị kiết lỵ gồm luộc rau sam hoặc nấu cháo rau sam ăn hàng ngày. Triệu chứng đau bụng xuất hiện lúc nào thì lập tức hái rau sam với cây cỏ sữa tươi về. Sau đó, sắc chúng thành nước để uống. Nếu bệnh trở nặng, đi vệ sinh ra máu thì sắc bổ sung thêm cây nhọ nồi, rau má để chữa trị kịp thời.
Điều trị bệnh lỵ bằng hồng xiêm
Ở Nam Bộ, trái có tên sabôchê (trái lồng mứt). Còn ở ngoài Bắc, trái được gọi bởi cái tên hồng xiêm. Hồng xiêm có vị chát, giàu dinh dưỡng nên cũng có thể dùng để điều trị kiết lỵ hiệu quả.
Bạn cắt trái hồng xiêm xanh thành các lát mỏng rồi phơi khô, sao vàng dùng dần. Mỗi lần bị tiêu chảy, bạn lấy khoảng 10 lát hồng xiêm phơi khô, sao vàng rồi sắc với nước. Chú ý, lượng nước phải đủ để ngập hồng xiêm.
Bài thuốc này uống ngày 2 lần thì bệnh sẽ nhanh chóng suy giảm.
Không nên cho trẻ nhỏ uống bài thuốc này đặc quá. Trước khi cho trẻ uống, người lớn cần nếm thử trước để kiểm tra mùi vị bài thuốc.
Điều trị bệnh lỵ bằng lá mơ
Theo dân gian truyền lại, lá mơ lông có khả năng điều trị kiết lỵ. Y học cổ truyền cho rằng lá mơ lông chứa vị đắng chát, tính mát hỗ trợ được việc sát khuẩn.
Hái một nắm lá mơ lông rửa sạch. Thái nhỏ rồi trộn cùng một quả trứng gà ta. Sau đó, bạn hấp cách thủy hay nướng hỗn hợp này trên chảo (nên lót thêm lá chuối). Một ngày dùng 2 hoặc 3 lần liên tục trong 3 tới 4 ngày sẽ giúp bệnh nhân khỏi bệnh.
Chú ý, trong quá trình làm, việc chiên dầu mỡ phải tránh vì bệnh kiết lỵ đại kỵ với chất dầu, chất béo.
Ngoài cách làm trên, lá mơ lông sắc nước uống trực tiếp cũng có hiệu quả cao.
Phương pháp 3: Sử dụng các cách điều trị kiết lỵ đồng thời chú ý trong ăn uống
Bạn nên ăn
- Những món ăn nhạt, không dầu mỡ, dễ tiêu hóa.
- Ăn rau củ quả tươi, có thể luộc hoặc ép thành nước.
- Bổ sung lợi khuẩn probiotic để cải thiện sức khỏe ruột.
- Ăn tỏi, ngó sen, lá chè… những thực phẩm này có tác dụng diệt khuẩn tốt.
- Thực phẩm chính có thể chọn gạo tẻ, gạo nếp, mì, đại mạch, hạt đậu cô ve, đậu non, củ mài, hạt sen, đậu xanh,… những thực phẩm này đều ít nhiều có tác dụng hạn chế lỏng lỵ.
- Rau quả tươi có thể chế thành món nghiền, nước ép để ăn uống.
Bạn cần kiêng hoặc hạn chế dùng
- Những thực phẩm như rau hẹ, rau cần, hành tây, giá đậu. Những thứ này nhiều xơ, kích thích các vết loét đường ruột, làm đi ngoài nặng thêm. Bất lợi đối với việc hồi phục vết viêm loét;
- Những món kích thích như: ớt, hạt tiêu, bột hạt cải; Rượu, nước giải khát có ga, rau xanh, trái cây;
- Hạn chế ăn thịt; Dầu mỡ và những thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ như: quẩy, nhân đào hạt, lạc.
- Thực phẩm giàu protein như sữa bò, cá, thịt, trứng… trong bữa ăn hằng ngày.
Hi vọng những cách điều trị kiết lỵ trên sẽ giúp bạn điều trị khỏi bệnh kiết lỵ.
Xem thêm 5 nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lỵ (kiết lỵ)
Tổng hợp: WebMD
Nhớ ghé Medplus mỗi ngày để đọc thêm nhiều thông tin tổng hợp nhé!