Bệnh lỵ (kiết lỵ) là một căn bệnh về tiêu hóa thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Ở trẻ nhỏ hệ thống miễn dịch vẫn chưa hoàn thiện nên hoạt động kém hơn nhiều so với người trưởng thành. Chỉ cần không chú ý một chút thôi thì các cơ quan nội tạng của con cũng có thể bị tổn thương. Bệnh kiết lỵ cũng rất hay gặp ở trẻ em. Gây ra rất nhiều phiền toái cho cả bé lẫn cha mẹ. Bạn cần biết các phương pháp phòng chống bệnh kiết lỵ.
Phòng chống bệnh kiết lỵ ở người lớn
- Muốn phòng chống bệnh kiết lỵ một cách có hiệu quả cần phải phát hiện sớm bệnh nhân và người lành mang khuẩn để cách ly. Điều trị tích cực nguồn bệnh, tẩy uế các chất thải, dụng cụ, áo quần bệnh nhân, buồng bệnh. Không để mầm bệnh có cơ hội lây lan. Bảo vệ tốt cho những người lành ở chung quanh.
- Vệ sinh cá nhân và môi trường sống.
- Rửa sạch tay trước khi ăn, ăn chính, uống sôi.
- Thực phẩm tươi sống phải được bảo quản cẩn thận không để ruồi, nhặng bu bám. Không ăn rau sống chưa được xử lý kỹ, giữ gìn vệ sinh nguồn nước sinh hoạt.
- Xử lý nguồn phân và rác thải hợp vệ sinh, diệt ruồi, nhặng và côn trùng truyền bệnh kiết lỵ.
- Vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
Phòng chống bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ
Nên thực hiện những phương pháp sau để phòng chống bệnh kiết lỵ ở trẻ nhỏ
- Nếu có điều kiện nên cho trẻ bú sữa mẹ đến 18 tháng hoặc 24 tháng tuổi.
- Nếu trẻ bú sữa bình phải rửa sạch bình. Người pha sữa nên rửa tay trước khi pha sữa cho bé.
- Khi chuẩn bị bữa ăn cho bé nên làm đúng cách và hợp vệ sinh phòng tránh vi khuẩn gây bệnh lỵ.
- Thức ăn cần đậy kỹ tránh ruồi nhặng, vệ sinh phân, rác, quản lý việc dùng phân trong nông nghiệp.
- Ðặc biệt nơi sống tập thể và người phục vụ ăn uống cấp dưỡng, nuôi dạy trẻ phải sạch sẽ.
- Nên rửa tay sau khi làm vệ sinh cho bé.
- Trước khi cho trẻ uống thuốc kháng sinh hãy chắc chắn rằng con bạn đã ăn no.
- Ngoài ra, cha mẹ nên cho bé sử dụng cốm vi sinh với các thành phần chính như probiotics, prebiotics, các vitamin nhóm B, axit amin… để hạn chế tối đa bệnh tiêu chảy. Giúp bé có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Tăng cường sức đề kháng tăng cường hệ miễn dịch.
- Bệnh kiết lỵ là bệnh trẻ em dễ mắc phải. Vì vậy, cha mẹ nên có biện pháp phòng ngừa. Cho trẻ đi khám kịp thời khi có biểu hiện bệnh, tránh những biến chứng nguy hiểm.
Cách tốt nhất để phòng chống bệnh lỵ Amip
Cẩn thận trong việc ăn uống khi đi đến những nơi bệnh đang lưu hành bệnh lỵ để phòng chống bệnh kiết lỵ. Khi tới những nơi này
Bạn nên tránh
- Thức uống với đá viên.
- Thức uống không được đóng chai và niêm phong.
- Đồ ăn thức uống hàng rong.
- Trái cây, rau củ đã lột vỏ, trừ khi chính bạn tự gọt vỏ.
- Sữa tươi, phô mai và các sản phẩm bơ sữa không được tiệt trùng.
Vì những thức uống, thực phẩm trên có nhiều nguy cơ chứa vi khuẩn gây bệnh lỵ.
Những nguồn nước ăn toàn bao gồm
- Nước đóng chai, niêm phong còn nguyên vẹn.
- Nước có gas đóng lon hoặc đóng chai, niêm phong còn nguyên vẹn.
- Soda đóng lon hoặc chai, niêm phong còn nguyên vẹn.
- Nước vòi được đun sôi kéo dài ít nhất một phút.
- Nước vòi đã được lọc qua máy lọc 1-micron có bổ sung thuốc chlorine hoặc iodine.
Lưu ý với gia đình có người nhà bị kiết lỵ
phòng chống bệnh kiết lỵ khi có người nhà bị bệnh phải kiểm tra những người thân còn lại trong gia đình để điều trị người lành mang bào nang. Điều trị tích cực nguồn bệnh, tẩy uế các chất thải, dụng cụ, áo quần bệnh nhân, buồng bệnh. Không để mầm bệnh có cơ hội lây lan. Bảo vệ tốt cho những người lành ở chung quanh.
Thực hiện những phương pháp trên giúp phòng bệnh lỵ bảo vệ sức khỏe của bạn và gia đình.
Xem thêm 5 nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh lỵ (kiết lỵ)
Tổng hợp: WebMD
Nhớ ghé Medplus mỗi ngày để đọc thêm nhiều thông tin tổng hợp nhé!