Thuốc Ameferex là gì?
Thuốc Ameferex là thuốc OTC dùng trong phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em.
Tên biệt dược
Tên được đăng ký là Ameferex.
Dạng trình bày
Thuốc Ameferex được bào chế thành siro.
Quy cách đóng gói
Thuốc Ameferex được đóng gói dạng hộp 1 chai 60 ml siro.
Phân loại
Thuốc Ameferex là loại thuốc OTC– thuốc không kê đơn.
Số đăng ký
Số đăng ký của Ameferex là VD-20229-13.
Thời hạn sử dụng
Thời hạn sử dụng của thuốc Ameferex là 24 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nơi sản xuất
Công ty Cổ phần Dược phẩm OPV – Việt Nam.
Địa chỉ: Số 27, đường 3A, KCN Biên Hoà 2, Đồng Nai, Việt Nam.
Thành phần của thuốc Ameferex
- Thành phần chính: Sắt nguyên tố (Sắt sulfat) 360 mg, Thiamin HCl (Vitamin B1) 120 mg, Pyridoxin HCI (Vitamin B6) 120 mg, Cyanocobalamin (Vitamin B12) 600 mcg.
- Tá dược khác: Glycerin, Đường, Natri Benzoat, Natri Citrat, Natri Saccharin, Acid Citric Khan, Dinatri Edetat, Bột màu nâu, Mùi Chocolat, Nước tinh khiết.
Công dụng của Ameferex trong việc điều trị bệnh
Thuốc Ameferex được chỉ định trong việc phòng và điều trị thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ em.
Hướng dẫn sử dụng thuốc Ameferex
Cách sử dụng
Thuốc Ameferex được sử dụng qua đường uống.
Đối tượng sử dụng
Bệnh nhân cần được điều trị và có sự kê đơn của bác sĩ.
Liều dùng
Nên uống thuốc trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ.
- Đối với trẻ em 1 – 3 tuổi: bổ sung chế độ ăn 1 ml/ lần/ ngày, liều điều trị 2 – 4 ml x 3 lần/ ngày.
- Đối với trẻ em 4 – 8 tuổi: bổ sung chế độ ăn 1,5 ml/ lần/ ngày, liều điều trị 3 – 6 ml x 3 lần/ ngày.
- Đối với trẻ em 9 – 13 tuổi: bổ sung chế độ ăn 1 ml/ lần/ ngày, liều điều trị 5 – 10 ml x 3 lần/ ngày.
Lưu ý đối với người dùng thuốc Ameferex
Chống chỉ định
Thuốc Ameferex chống chỉ định trong các trường hợp:
- Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
- Bệnh mô nhiễm sắt, nhiễm Hemosiderin, thiếu máu tan huyết, loét dạ dày, viêm ruột non hoặc viêm loét đại tràng.
- U ác tính do vitamin B12 có thể làm tăng trưởng các mô có tốc độ sinh trưởng cao, nên có nguy cơ làm u tiến triển.
- Thận trọng cho trẻ dưới 1 tuổi.
Tác dụng phụ
Thuốc Ameferex có thể gây nên tác dụng không mong muốn như:
- Rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, nôn, táo bón. Sắt có thể làm phân chuyển sang màu đen. Các chế phẩm sắt dạng lồng có thể nhuộm màu răng.
- Hiếm gặp: Phản ứng phản vệ, sốt, đau đầu, hoa mắt, co thắt phế quản, phù mạch miệng-hầu, nổi mày đay, ban đỏ, ngứa, buồn nôn.
Xử lý khi quá liều
- Trước tiên: Rửa dạ dày ngay bằng sữa (hoặc dung dịch Carbonat). Nếu có thể, định lượng sắt – huyết thanh.
- Sau khi rửa sạch dạ dày, bơm dung dịch Deferoxamin (5 – 10 g Deferoxamin hòa tan trong 50 – 100 ml nước) vào dạ dày qua ống thông.
- Trong trường hợp lượng sắt dùng trên 60 mg/kg thể trọng, hoặc khi có triệu chứng nặng, đầu tiên phải cho Deferoxamin tiêm truyển tính mạch. Liều tiêm truyển tĩnh mạch 15 mg/kg/giờ đến khi hết triệu chứng và tới khi nồng độ Fe 2+ huyết thanh giảm dưới mức 60 Micromol/lít. Cần thiết có thể dùng liều cao hơn.
- Nếu cần nâng cao huyết áp, nên dùng Dopamin. Thẩm phân nếu có suy thận. Điều chỉnh cân bằng Acid Base và điện giải, đồng thời bù nước.
Cách xử lý khi quên liều
Cách xử lý khi quên liều thuốc Ameferex đang được cập nhật.
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc
Các biểu hiện sau khi dùng thuốc Ameferex đang được cập nhật.
Hướng dẫn bảo quản
Điều kiện bảo quản
Thuốc Ameferex cần được bảo quản ở nhiệt độ dưới 30°C và tránh ánh sáng.
Thời gian bảo quản
Thuốc Ameferex có hạn sử dụng 24 tháng kể từ ngày sản xuất. Không dùng thuốc quá hạn sử dụng.
Thông tin mua thuốc
Nơi bán thuốc Ameferex
Liên hệ Chợ Y Tế Xanh hoặc đến trực tiếp tới các nhà thuốc tư nhân, các nhà thuốc đạt chuẩn GPP hoặc nhà thuốc bệnh viện để mua thuốc Ameferex.
Giá bán
Giá sản phẩm thường xuyên thay đổi và có thể không giống nhau giữa các điểm bán. Vui lòng liên hoặc đến trực tiếp điểm bán gần nhất để biết giá chính xác của thuốc Ameferex vào thời điểm này.
Nội dung tham khảo
Dược lực học
- Sắt là thành phần thiết yếu của cơ thể cần thiết cho sự tạo Hemoglobin, Myoglobin họat động như những Coenzym trong các phản ứng chuyển hóa khác nhau trong cơ thể.
- Thiamin HCI được biến đổi thành Thiamin Pyrophosphat là Coenzym chuyển hóa Carbohydrat và trong chu trình Hexose Monophosphat.
- Pyridoxin vào cơ thể biến đổi thành Pyridoxalhosphat và Pyridoxaminphosphat là Coenzym cần thiết trong chuyển hóa Protein, Glucid và Lipid.
- Cyancobalamin cần thiết cho sự hình thành và phát triển của tế bào.
Dược động học
- Sắt hấp thu chủ yếu ở tá tràng và phần gần hỗng tràng. Sự hấp thu sắt tăng lên khi dự trữ sắt trong cơ thể thấp hoặc nhu cầu sắt tăng. Sắt qua niêm mạc tiêu hóa đi thẳng vào máu và kết hợp ngay với Trasferin. Transferin vận chuyển sắt đến tủy xương để kết hợp thành Hemoglobin. Sắt được phóng thích do sự phá hủy Hemoglobin được cơ thể giữ lại va tái sử dụng. Sắt bài tiết chủ yếu qua các tế bào: da, màng nhày tiêu hóa, móng tóc, và một rất ít qua mật và mồ hôi.
- Vitamin nhóm B hấp thu qua đường tiêu hóa phân bố rộng rãi ở các mô trong cơ thể, thải trừ qua nước tiểu dưới dạng biến đổi hoặc không biến đổi.
Lưu ý và cẩn trọng
- Không nên dùng thuốc quá 6 tháng mà không có ý kiến bác sĩ.
- Không nên dùng thêm với thuốc chứa sắt khác để tránh tình trạng thừa sắt trong cơ thể.
- Cẩn thận trong khi dùng cho người bệnh có nghi ngờ loét dạ dày, viêm hồi tràng hoặc viêm loét đại tràng.
Phụ nữ thời kỳ mang thai hoặc cho con bú
Thuốc dùng được trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú nhưng theo hướng dân của bác sĩ.
Tác động của thuốc khi lái xe hay vận hành máy móc
Thuốc không làm ảnh hưởng đến khả năng lái xe hay vận hành máy móc.
Hình ảnh tham khảo
Nguồn tham khảo
Bài viết thật bổ ích, hi vọng bạn viết thêm nhiều bài hơn.