Bà bầu bị dư đạm phải làm sao?
Dư đạm hay thừa protein gây nhiều hậu quả xấu cho sức khỏe của mẹ bầu như đau khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh gout, dễ mắc các bệnh viêm nhiễm, làm thiếu hụt canxi và vitamin D có thể gây mắc bệnh đa xơ cứng khi cao tuổi. Vậy bà bầu bị dư đạm phải làm sao?
Mẹ bầu cần tăng cường bổ sung chất xơ trong bữa ăn hàng ngày để tránh dư đạm trong thai kỳ. Nếu dùng viên bổ sung đạm cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng.
Dấu hiệu cảnh báo bà bầu bị dư đạm
Những dấu hiệu bị dư đạm khi mang thai:
- Thường xuyên khát nước
- Rối loạn tiêu hóa, rối loạn tiêu hóa như táo bón, cảm giác trướng bụng, co thắt ruột
- Dễ trầm cảm và lo lắng.
- Tăng cân nhanh một cách bất thường.
- Hơi thở có mùi
- Chế độ ăn hằng ngày quá nhiều thịt
Những trường hợp dư đạm bà bầu thường quan tâm
- Bà bầu đủ protein trong nước tiểu
- Protein niệu 1 ở bà bầu
- Cách giảm protein niệu khi mang thai
- Chỉ số protein trong nước tiểu bà bầu
- Protein trong nước tiểu bà bầu
- Đồ chua cho bà bầu
- Protein 1 trong nước tiểu khi mang thai
- Những thực phẩm giàu chất đạm cho bà bầu
- Thừa đạm khi mang thai
- Thừa protein khi mang thai
Tác hại của dư đạm khi mang thai
Tiêu thụ một lượng lớn đạm trong một thời gian dài có thể dẫn đến những hậu quả, như là:
- tăng cân
- hơi thở có mùi
- tiêu chảy
- mất nước
- thiếu canxi và loãng xương
- bệnh tim
- cholesterol cao
- vấn đề về tiêu hóa
- nguy cơ nhiễm độc kim loại
- ảnh hưởng xấu đến thận và gan
- tăng nguy cơ ung thư đại tràng, ung thư vú và tuyến tiền liệt
- tăng nguy cơ bị bệnh tim
Phương pháp bổ sung đạm an toàn khi mang thai
Để phòng tránh dư đạm khi mang thai, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề sau:
- Phụ nữ mang thai chỉ nên tiêu thụ 70g chất đạm mỗi ngày hoặc dựa trên số cân nặng của mẹ (1g protein/1kg cân nặng của mẹ bầu)
- Điều chỉnh lại chế độ ăn uống một cách cân bằng
- Mẹ bầu nên kết hợp giữa nguồn đạm động vật và thực vật
- Tăng cường ăn rau xanh và các thực phẩm giàu chất xơ vào chế độ ăn hàng ngày.
- Duy trì chế độ ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết
- Với những mẹ bầu có vấn đề về tiêu hóa, thận cần chú ý đặc biệt tới lượng đạm nạp vào cơ thể trong thời gian mang thai
Bà bầu bị dư đạm có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Việc thừa đạm, đặc biệt là đạm động vật, sẽ dẫn đến sự tiêu thụ quá mức các axit amin, đẩy nhanh việc mất canxi làm loãng xương ở mẹ và hạn chế sự hấp thụ canxi ở bé. Ngoài ra, cung cấp thừa protein dễ khiến bà bầu mắc chứng chán ăn, khó hấp thu dinh dưỡng hoặc cơ thể sinh ra hydrogen sulfide, histamine và một số hợp chất khác… khiến thai nhi chậm phát triển.
Lưu ý cho bà bầu bị dư đạm
Bà bầu nên chuyển sang dung nạp nhiều thực phẩm giàu đạm có nguồn gốc từ thực vật:
- 1 cốc đậu: 15g đạm
- 1 cốc đậu nành: 29g đạm
- 1/2 cốc đậu lăng: 9g đạm
- 1 cốc bột yến mạch: 6g đạm
- 1 cốc hạt diêm mạch: 8g đạm
- 1 cốc gạo lức: 5g đạm
- 1 cốc kiều mạch: 6g đạm
- 1/4 cốc hạnh nhân: 4g đạm
- 1/4 cốc hạt hướng dương: 6g đạm
- 2 thìa bơ đậu phộng: 8g đạm
- 2 thìa bơ hạnh nhân: 7g đạm
- 1 cốc rau bina: 5g đạm
- Đậu hũ: 12g đạm
- 3 thìa hạt cây gai dầu: 11g đạm
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị dư Đạm phải làm sao? Bà bầu bị dư Đạm có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị dư Đạm.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị Protein niệu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhau thai bám mặt trước phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rò rỉ nước ối phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đục nước tiểu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng âm đạo phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị buồng trứng đa nang phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp