Bà bầu bị thừa Canxi phải làm sao?
Canxi là một khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ cơ thể khỏe mạnh, giúp người trưởng thành phòng tránh được các bệnh lý về xương khớp. Tuy nhiên, nếu bổ sung Canxi bị dư thừa hoặc không đúng cách có thể gây hại cho sức khỏe. Vậy bà bầu bị thừa Canxi phải làm sao?
Việc bổ sung canxi bằng thuốc, thuốc bổ bà bầu, Vitamin cho bà bầu cần thận trọng và tham khảo ý kiến của bác sĩ để bổ sung hợp lý nhất.
Những nguy hiểm khi bà bầu bị thừa Canxi
Thừa canxi khiến quá trình trao đổi dưỡng chất giữa mẹ và thai nhi kém đi, ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn và phát triển của thai nhi. Mẹ bầu thừa canxi khi mang thai khiến bé sinh ra hấp thu kém, suy dinh dưỡng, xương bị biến dạng. Ngoài ra, bà bầu bị thừa canxi làm tăng nguy cơ bị sỏi đường tiết niệu, nguy hiểm hơn là có thể bị sỏi thận. Nạp quá nhiều canxi còn làm giảm khả năng hấp thu các dưỡng chất khác, đặc biệt là sắt và kẽm khiến bà bầu bị thiếu máu thai kỳ.
Dấu hiệu bà bầu bị thừa Canxi
Thừa canxi khi mang thai có những dấu hiệu như là:
- Đại tiện không bình thường, bị táo bón
- Tiểu tiện không bình thường, đi tiểu nhiều lần
- Miệng khô khan, hay khát nước
- Ăn không ngon miệng, chán ăn
- Cơ thể mệt mỏi, nhức đầu
Những trường hợp thừa Canxi bà bầu thường quan tâm
- Dấu hiệu thừa canxi ở bà bầu
- Bà bầu uống canxi quá liều
- Tác dụng phụ khi bà bầu uống canxi
- Dấu hiệu thừa sắt ở bà bầu
- Bà bầu uống sắt và canxi như thế nào
- Thừa canxi ở người già
- Bổ sung canxi cho bà bầu
- Thực phẩm giàu canxi cho bà bầu 3 tháng giữa
Phương pháp điều trị thừa Canxi khi mang thai
Phụ nữ khi mang thai phải khám thai định kỳ và làm các xét nghiệm theo yêu cầu của bác sĩ để sớm phát hiện dấu hiệu thừa canxi và điều chỉnh kịp thời. Nhu cầu canxi ở bà bầu tăng lên theo thời gian do hệ xương của bé ngày càng phát triển:
- Quý I khoảng 800mg/ngày
- Quý II của thai kỳ khoảng 1.000mg/ngày
- Quý III là 1.500mg/ngày
Bà bầu nên bổ sung canxi dễ hấp thụ từ thức ăn như: tôm cua, cá tép, súp lơ xanh, uống sữa giàu canxi, ăn các chế phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai
Bổ sung Canxi an toàn cho mẹ bầu
Mẹ bầu tuyệt đối phải tuân thủ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ trong việc sử dụng canxi. Mặt khác, trong quá trình sử dụng canxi để bổ sung cho cơ thể, cần chú ý những điểm sau:
- Nên chia thành nhiều lần uống trong ngày để cơ thể dễ hấp thu và tránh khả năng gây độc
- Khi dùng thực phẩm giàu canxi hoặc thuốc canxi cần hạn chế ăn chung với rau củ quả có vị chát, ngũ cốc nguyên vỏ vì làm giảm khả năng hấp thụ canxi
- Nên tiếp xúc với ánh nắng buổi sáng để giúp cơ thể hấp thu canxi hiệu quả hơn
- Nên uống Canxi vào buổi sáng hoặc trưa. Đặc biệt, không nên uống vào buổi chiều, tối vì sẽ gây khó ngủ
- Nên uống sau bữa ăn khoảng một giờ và không nên dùng chung canxi với tất cả các loại sữa và chế phẩm của sữa
Bà bầu bị thừa Canxi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Thừa canxi khi mang thai làm giảm quá trình trao đổi dưỡng chất giữa mẹ và thai nhi. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ, rất dễ bị tăng nồng độ canxi trong máu. Khi chào đời, xương hàm của trẻ có thể bị rộng hoặc nhô ra trước, thóp bị kín sớm gây ảnh hưởng đến không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, nhau thai bị canxi hóa khiến thai kém phát triển, có thể bị giảm cân trong bụng mẹ.
Lưu ý cho bà bầu bị thừa Canxi
- Mẹ bầu khỏe mạnh, không có tiền sử bệnh lý: có thể dùng canxi dạng nào cũng được
- Mẹ bầu bị tăng huyết áp, tiền sản giật cần cẩn trọng khi dùng các loại thuốc canxi có lẫn natri
- Mẹ bầu bị tiểu đường: không sử dụng các loại thuốc canxi có chứa hàm lượng đường
- Chọn thuốc canxi không chứa chì: có thể nhiễm độc cho thai nhi
- Không dùng kết hợp với các loại thực phẩm chứa oxalate như socola, dâu tây, nước ép hoa quả làm giảm khả năng hấp thu canxi
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị thừa Canxi phải làm sao? Bà bầu bị thừa Canxi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị thừa Canxi.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị Protein niệu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhau thai bám mặt trước phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rò rỉ nước ối phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đục nước tiểu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng âm đạo phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị buồng trứng đa nang phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp