Khám tiền sản ở bệnh viện Từ Dũ cần lưu ý những gì? Giờ làm việc của bệnh viện Từ Dũ như thế nào? chị em hãy tham khảo bài viết bên dưới từ Songkhoe.medplus.vn nhé!
Bệnh viện Từ Dũ là bệnh viện sản phụ khoa uy tín, chất lượng hàng đầu cả nước. Là nơi hội tụ rất nhiều y bác sĩ đầu ngành có chuyên môn cao được đào tạo từ các trường đại học lớn trong và ngoài nước.
Tổng quan về bệnh viện Từ Dũ TP.HCM
Nhờ sự uy tín và hiệu quả trong việc khám chữa bệnh, Bệnh viện Từ Dũ Tp. Hồ Chí Minh đã và đang là một địa chỉ chuyên các dịch vụ sản phụ khoa đặc biệt là khám tiền sản tại bệnh viện được nhiều bệnh nhân tin cậy. Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn nắm rõ lịch khám tiền sản bệnh viện Từ Dũ.
Bệnh viện Từ Dũ ở quận mấy?
- 284 Cống Quỳnh – Phường Phạm Ngũ Lão – Quận 1 – TP. HCM – Bệnh viện Từ Dũ Cống Quỳnh
- 227 Cống Quỳnh – Phường Nguyễn Cư Trinh – Quận 1 – TP. HCM – Bệnh viện Từ Dũ Cống Quỳnh
- 191 Nguyễn Thị Minh Khai – Quận 1 – TP. HCM
Hotline: 19007237 – (028) 5404.2829
Tổng đài đặt lịch khám: 028 1081 – 028 1068 .
Lich làm việc của bệnh viện Từ Dũ:
Thời gian làm việc tại địa chỉ bệnh viện Từ Dũ Cống Quỳnh (cổng Cống Quỳnh)
- Khoa chăm sóc trước sinh : Thứ 2- Thứ 6: 7h- 16h30. Thứ 7 + Chủ Nhật + Ngày lễ: không làm việc
- Khám phụ khoa: Thứ 2- Thứ 6: 7h- 16h30. Thứ 7 + CN+ Ngày lễ: không làm viêc
- Khoa xét nghiệm: Thứ 2- Thứ 6L: 7h-19h. Thứ 7 làm từ 7h-17h. Chủ nhật + Ngày lễ: không làm việc
Thời gian làm việc tại địa chỉ bệnh viện Từ Dũ Nguyễn Thị Minh Khai (cổng Nguyễn Thị Minh Khai)
- Thứ 2-Thứ 6: 6h-18h
- Thứ 7: 7h-16h
- Chủ nhật khoa sản làm việc từ 7h-11h.
- Chiều chủ nhật + Ngày lễ khoa sản phụ khoa không làm việc
Khám tiền sản tại bệnh viện Từ Dũ
Phòng khám và tư vấn tiền sản bệnh viện Từ Dũ nằm ở:
– Khám thường: Lầu 1, khu M 227 Cống Quỳnh Q1, từ thứ 2-6 : 7h-16h30
– Khám dịch vụ: Lầu 1, khu N 191 Nguyễn Thị Minh Khai Q1, từ thứ 2-6 : 6h-18h, thứ 7 : 7h-16h, CN : 7h-11h.
Khám tiền sản là gì?
Khám tiền sản hay còn gọi là khám thai tiền sản chính là việc khám sức khỏe trước khi mang bầu với mục đích kiểm tra các vấn đề bất thường và nguy cơ xấu xảy ra cho mẹ và bé trong quá trình thai nghén.
Các nghiên cứu đã cho biết trên 4000 các bất thường của thai nhi và trẻ sơ sinh có thể gặp, nguyên nhân gây ra do yếu tố di truyền, môi trường, các bệnh lý của bố mẹ hoặc không rõ nguyên nhân.
Ở khu vực khám tiền sản bệnh viện Từ Dũ, bác sĩ sẽ dựa vào các kết quả sau khi thăm khám, để đưa ra lời khuyên cho bạn lựa chọn thời điểm mang thai phù hợp. Trong quá trình tư vấn, nếu bạn đang thắc mắc xoay quanh việc mang bầu như chế độ dinh dưỡng bà bầu, các loại thuốc nên sử dụng thì bạn có thể hỏi ý kiến của bác sĩ phụ trách khám.
Các giấy tờ cần chuẩn bị trước khi khám tiền sản tại Bệnh viện Từ Dũ:
– Các giấy tờ tùy thân cá nhân: Chứng minh nhân dân, thẻ bảo hiểm xã hội,…
– Các giấy tờ khám sức khỏe: Giấy tiêm chủng, giấy khám sức khỏe lần gần nhất. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán nhanh và dễ dàng hơn cho các mẹ.
– Lịch sử mang thai của bạn: Việc này dành cho những người phụ nữ đã sinh nở một lần.
– Chị em cần ghi nhớ những tiền sử bệnh lý của mình và gia đình để trả lời các câu hỏi của bác sĩ:
+ Đã từng tiêm thuốc gì, bị bệnh lý gì, đã mổ gì chưa, có bị dị ứng với thành phần gì, có lối sống lành mạnh hay không và có bị các bệnh di truyền nào.
– Chị em cũng nên chuẩn bị trước những câu hỏi và thắc mắc của mình về khám tiền sản để hỏi ý kiến bác sĩ của bệnh viện Từ Dũ.
Khám tiền sản tại bệnh viện Từ Dũ gồm những bước nào?
Khám tiền sản ở bệnh viện Từ Dũ bao gồm khám sức khỏe tổng quát và sức khỏe sinh sản. Tại phòng khám tiền sản bệnh viện Từ Dũ, bạn cần làm một vài xét nghiệm theo yêu cầu của bác sỹ chuyên môn.
Bên dưới là một số bước cơ bản thường gặp bạn nên tham khảo.
Khám tổng quát
– Một bước quan trọng của việc khám tiền sản tại bệnh viện Từ Dũ chính là bác sĩ sẽ khám tổng quát. Bác sĩ cần có các chỉ số về cân nặng, chiều cao, BMI, huyết áp, nhịp tim, tuyến vú, tuyến giáp, vùng bụng, vùng chậu và tử cung,…phục vụ cho các bước tiếp theo.
– Tiếp theo, bác sĩ sẽ hỏi bạn kỹ lưỡng về các vấn đề xoay quanh kinh nguyệt để từ đó xác định chính xác chu kì của bạn, tính ngày rụng trứng và tư vấn thời gian quan hệ nhanh có thai nhất.
– Kiểm tra lịch sử tiêm phòng của bạn. Nếu bạn chưa tiêm phòng sởi, thủy đậu, bạch hầu, ho gà, lao và uốn ván thì bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên nên tiêm phòng cho bạn trước khi quyết định mang bầu 1 tháng.
Các bước khám tiền sản cụ thể của bác sĩ bệnh viện Từ Dũ
Bước 1: Kiểm tra cơ quan sinh dục bên ngoài
Bác sĩ sử dụng mắt thường để phát hiện tình trạng viêm nhiễm, khí hư, mùi hôi bất thường hay các chứng bệnh xã hội như lậu, giang mai hay sùi mào gà ở nữ giới.
Bước 2: Khám bằng phễu mỏ vịt
Phễu mỏ vịt là dụng cụ chuyên dùng để khám và kiểm tra âm đạo. Phễu mỏ vịt có thể soi mọi ngóc ngách sâu bên trong âm đạo, giúp các bác sỹ kiểm tra được cơ quan sinh dục bên trong như buồng trứng, cổ tử cung, ống dẫn trứng để xác định tình trạng bệnh (nếu có).
Bước 3: Khám cơ quan sinh dục bằng hai tay
Các bác sĩ sẽ đeo găng tay và bôi chất bôi trơn để có thể dễ dàng luồng hoặc 2 ngón tay sâu vào bên trong âm đạo của bạn để kiểm tra hình dạng, kích thước cổ tử cung. Nếu bạn cảm thấy đau thì rất có thể bạn đã bị nhiễm trùng bộ phận sinh sản. Nếu ống dẫn trứng bị sưng thì rất có thể bạn đã mang thai ngoài tử cung.
Bước 4: Kiểm tra hậu môn, trực tràng
Đây là bước cuối cùng để kết thúc quá trình khám phụ khoa tổng quát thuộc quy trình khám tiền sản tại bệnh viện Từ Dũ của bạn. Bác sĩ sẽ kiểm tra hậu môn, trực tràng bằng tay để xác định xem có khối u nào ở tử cung hay phía sau tử cung hay không.
Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra cơ nói giữa hậu môn và âm đạo có ổn định hay có điều bất thường nào không. Nếu không thì kết thúc quá trình khám phụ khoa tổng quát.
Tiến hành các xét nghiệm sàng lọc
Xét nghiệm sàng lọc là một bước không thể thiếu trong quy trình khám tiền sản ở bệnh viện Từ Dũ, bước này có thể giúp bạn kiểm tra các bệnh về đường máu hay các bệnh lây lan qua đường từ mẹ sang con hay không.
- Xét nghiệm virus Rubella
- Xét nghiệm virus HIV
- Xét nghiệm virus giang mai
- Xét nghiệm viêm gan B
- Một số xét nghiệm nếu cần.
Có thể bạn quan tâm –> Vì sao cần khám tiền sản trước khi mang bầu?
Tư vấn các bệnh di truyền
Nếu trong trường hợp bố mẹ và người thân trong gia đình đã và đang mắc các bệnh di truyền dưới đây, bạn cần được bác sĩ tư vấn di truyền để biết được tỉ lệ phần trăm thai nhi sẽ bị dị tật là cao hay thấp:
- Các vấn đề về đường huyết: tiểu đường, tăng huyết áp,..
- Các bệnh di truyền như máu khó đông, u xơ thần kinh loại 1, …
- Các vấn đề tâm sinh lý như trầm cảm, tự kỷ.
- Suy giảm thị lực và khả năng nghe bẩm sinh.
- Vô sinh, sảy thai, thai lưu.
- Các vấn đề về tâm thần: chậm phát triển trí não, tâm thần phân liệt,..
- Dị tật bẩm sinh: hở hàm ếch, chân cong,…
Các phụ nữ tuổi ngoài 30 và những người có tiền sử bệnh di truyền trong gia đình khi khám tiền sản cần được bác sĩ tư vấn cặn kẽ về vấn đề này để có hướng giải quyết tốt nhất.
Tiêm phòng trước khi mang thai
Một số mũi tiêm phòng cơ bản mà các mẹ cần tiêm trước khi mang thai là:
- Tiêm phòng Rubella: Nếu bạn mắc Rubella nhất là trong 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối thai kỳ thì khả năng sinh non, con bị dị tật thậm chí là sẩy thai khá cao. Thời gian để tiêm phòng Rubella hợp lý là 3 tháng trước khi mang thai.
- Tiêm phòng thủy đậu: Theo thống kê của Bộ Y tế thì có 2% trẻ bị dị dạng bẩm sinh do mẹ mắc bệnh thủy đậu trong lúc mang thai. Ngoài ra, nếu mẹ bị thủy đậu trong lúc mang thai thì mầm bệnh rất có khả năng sẽ di truyền sang con. Thời gian mang thai hợp lý là sau 2 tháng kể từ lúc tiêm ngừa.
- Tiêm phòng viêm gan B: Mẹ mắc viêm gan B có thể lây cho con, bệnh này có thể dễ dàng chuyển thành ung thư gan. Mũi tiêm ngừa viêm gan B có thể tiêm trước và trong lúc mang thai đều được.
Ngoài ra, còn có một số mũi tiêm như phòng cúm, viêm màng não, viêm gan siêu vi,…bạn có thể tham khảo để tiêm theo yêu cầu và chỉ định của bác sĩ. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mẹ mà bác sĩ sẽ chỉ định các mũi tiêm tiền sản cần thiết.
Khám tiền sản bệnh viện Từ Dũ bao nhiêu tiền? Chi phí khám tiền sản và lưu ý
Theo ThS. BS Ngô Thị Yên- Khoa Kế hoạch gia đình – BV Từ Dũ: Để kết quả khám tiền sản được chính xác nhất, bạn nên đến khám sau khi sạch kinh, không quan hệ vợ chồng trước đó 3 ngày. Nếu có xét nghiệm đường huyết thì mới cần nhịn đói ít nhất 4 giờ trước khi làm xét nghiệm.
Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ có thể dao động chút ít và thường không phải là yếu tố quyết định chất lượng thụ tinh của lần sau.
Tổng chi phí khám tổng quát phụ thuộc vào các xét nghiệm bổ sung của từng người. Riêng chi phí khám hẹn giờ là 200.000 đ/ lần.
Bạn nên đặt lịch khám tiền sản bệnh viện Từ Dũ qua tổng đài 028 1081 – 028 1068 để giảm bớt thời gian chờ đợi nhé!
Như vậy, bài viết trên đã cung cấp các thông tin cơ bản và đưa ra lưu ý giúp bạn chuẩn bị tốt hơn trước khi đi khám tiền sản ở bệnh viện Từ Dũ. Hãy lưu để đọc lại khi cần nhé! Chúc bạn khỏe mạnh!
Nguồn tham khảo: http://tudu.com.vn/vn/
Xem thêm bài viết về Bệnh viện Từ Dũ