Bà bầu bị ợ hơi phải làm sao?
Trong những tuần đầu thai kỳ, hormone nội tiết tăng cao khiến cơ thắt thực quản và dạ dày giãn ra tạo điều kiện cho khí từ dạ dày di chuyển lên khoang miệng từ đó làm cho mẹ bầu bị ợ hơi nhiều. Quá trình này càng kéo dài càng khiến cho mẹ bầu khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe chính mình và của thai nhi. Vậy bà bầu bị ợ hơi phải làm sao?
Bà bầu bị ợ hơi được khuyên nên tuân thủ theo lời khuyên của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.

Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị ợ hơi
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng ợ hơi ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
Nguyên nhân sinh lý:
- Ăn uống quá nhanh, nhai không kỹ mà nuốt nhiều khí vào trong dạ dày mà gây ra phản xạ ợ hơi để tống khí ra ngoài bằng đường miệng.
- Ăn nhiều thức ăn có nhiều chất béo, đồ uống có gas.
- Lo lắng, suy nghĩ nhiều.
- Sự thay đổi nội tiết trong cơ thể khiến cho cơ thắt dạ dày – thực quản bị giãn ra gây ợ hơi.
Nguyên nhân bệnh lý:
- Ợ hơi do viêm dạ dày.
- Ợ hơi do trào ngược dạ dày – thực quản.
- Ợ hơi do ung thư dạ dày.
- Ợ hơi do loét dạ dày tá tràng.
- Ợ hơi do vi khuẩn HP.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị ợ hơi
Ợ hơi sẽ trở nên nguy hiểm khi xuất hiện cùng các triệu chứng sau đây:
Ợ hơi liên tục gây cản trở giấc ngủ và mất ngủ kéo dài.
Khó nuốt thức ăn dẫn đến kém ăn và chán ăn.
Có hiện tượng nôn ra máu.
Đi cầu phân màu đen.
Sụt cân nhanh chóng.
Những tình trạng ợ hơi thường gặp ở bà bầu
- Ợ hơi khi mang thai tuần đầu.
- Bị ợ hơi có phải mang thai không.
- Nóng trong bụng khi mang thai.
- Làm gì để hết ợ nóng khi mang thai.
Cách điều trị ợ hơi cho mẹ bầu

Ợ hơi tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng vẫn cần được điều trị sớm để tránh tình trạng khó chịu và những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị ợ hơi.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị ợ hơi, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là cần thiết. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi:
- Ợ hơi liên tục gây cản trở giấc ngủ và mất ngủ kéo dài.
- Có hiện tượng nôn ra máu.
- Đi cầu phân màu đen.
- Sụt cân nhanh chóng.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách hỗ trợ trị ợ hơi tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Ăn uống khoa học theo kết hợp với vận động vừa phải và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
3. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
- Luôn giữ tâm trạng thoải mái, tránh cáu gắt.
- Không ăn quá no, chia nhỏ bữa ăn, tránh vận động mạnh sau khi ăn.
- Ăn uống từ từ, nhai kỹ, tránh ăn những đồ giàu chất béo.
- Tăng cường ăn các thực phẩm hỗ trợ giảm tiết dịch vị như: Trứng, sữa, nước ép củ quả,…
- Tránh ăn những thực phẩm khô cứng, đồ lên men như hoa quả sấy, dưa cà muối.
Bà bầu bị ợ hơi có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Ợ hơi là tình trạng rất hay gặp ở phụ nữ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Ợ hơi do các nguyên nhân sinh lý sẽ không quá nguy hiểm đối với tính mạng của bà bầu cũng như em bé nên không cần quá lo lắng khi xuất hiện tình trạng này.
Mặc dù ợ hơi không ảnh hưởng quá lớn đến mẹ và bé nhưng có nhiều trường hợp ợ hơi kéo dài khiến người mẹ chán ăn, mệt mỏi. Từ đó gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Đối với ợ hơi do các bệnh lý về đường tiêu hoá gây nên thì tình trạng này thường nặng nề hơn và kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bà mẹ và thai nhi. Ợ hơi do các bệnh lý về đường tiêu hóa thường kèm theo các triệu chứng như ợ chua, đau rát thượng vị, đầy bụng khó tiêu. Trong trường hợp này, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị đúng cách chứ không nên tự điều trị ở nhà vì giai đoạn mang thai, nhất là giai đoạn 3 tháng đầu tiên phải rất thận trọng khi dùng thuốc.
Những lưu ý khi bà bầu bị ợ hơi
Bà bầu bị ợ hơi nên ăn gì?

Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh ợ hơi:
- Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
- Ưu tiên các thức ăn dễ tiêu hóa, chia nhỏ bữa ăn.
- Sữa chua.
- Đu đủ chín.
- Chuối.
- Dứa.
- Dưa hấu.
- Giấm táo.
Bà bầu bị ợ hơi nên kiêng ăn gì?
Những thực phẩm bà bầu bị ợ hơi không nên ăn:
- Các món chiên, rán, xào nhiều dầu mỡ.
- Hạn chế các loại tinh dầu như: tinh dầu bạc hà, tinh dầu khuynh diệp,….
- Các chất kích thích như: rượu, bia, cà phê, nước ngọt có ga,…
- Các loại gia vị có tính kích thích và giảm sức co thắt ở vùng thượng vị như: riềng, cà ri, tỏi, hành,…
- Các loại nước uống quá chua hoặc chứa nhiều axit như: chanh, bưởi,…
- Tránh việc ăn quá no hoặc để bụng quá đói.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị ợ hơi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị ợ hơi trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp