Bà bầu bị uốn ván phải làm sao?
Vi khuẩn uốn ván khi vào cơ thể sẽ tấn công trực tiếp đến hệ thần kinh và gây đau đớn cho bệnh nhân với những cơn co thắt cơ, đặc biệt ở hàm và cổ, gây nghẹt thở và có thể dẫn đến tử vong. Vậy bà bầu bị uốn ván phải làm sao?
Việc tiêm ngừa uốn ván đóng vai trò rất quan trọng giúp cho thai kỳ khỏe mạnh. Đặc biệt, phòng ngừa uốn ván cho bà bầu vào những tháng đầu thai kỳ sẽ giúp hạn chế được nhiều rủi ro có thể xảy ra.
Triệu chứng bà bầu bị uốn ván
Bệnh uốn ván thường bắt đầu bằng triệu chứng:
- Co thắt cơ hàm nhẹ, sau đó ảnh hưởng đến các cơ khác trong vùng mặt và các vị trí khác nhau trong cơ thể như ngực, cổ, lưng, bụng và mông.
- Co các cơ thắt lưng tạo ra tư thế uốn cong lưng đặc trưng.
- Co thắt các cơ hô hấp ảnh hưởng đến việc hô hấp.
- Co cơ mạnh, đột ngột, kéo dài gây đau cơ, có thể rách cả cơ và gãy xương.
- Các triệu chứng khác bao gồm sốt, nhức đầu, bồn chồn, khó chịu, bí tiểu, nóng rát khi đi tiểu và đại tiện mất kiểm soát.
Những trường hợp uốn ván bà bầu thường quan tâm
- Bà bầu bị uốn ván phải làm sao?
- Triệu chứng bà bầu bị uốn ván
- Tác hại của uốn ván khi mang thai
- Nguyên nhân khiến bà bầu bị uốn ván
- Bà bầu bị uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Cách chữa trị uốn ván
- Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Nguyên nhân khiến bà bầu bị uốn ván
Trong thời kì mang thai mẹ bầu chưa được tiêm chủng ngừa bệnh uốn ván. Vi khuẩn uốn ván có thể xâm nhập theo đường sinh dục và gây uốn ván tử cung.
Cách chữa trị uốn ván khi mang thai
Mẹ bầu cần được bác sĩ tư vấn và trong một số trường hợp cần làm các xét nghiệm để kiểm tra kháng thể trước khi mang thai. Nếu đã có sức đề kháng chống lại bệnh thì không cần tiêm ngừa.
Với bà bầu chưa tiêm phòng
Mẹ chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin hoặc không rõ tiền sử tiêm nên tiêm vắc xin uốn ván theo lộ trình sau:
Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu;
Lần 2: Tiêm sau lần đầu tối thiểu 1 tháng;
Lần 3: Tiêm sau lần 2 tối thiểu 6 tháng hoặc vào kỳ thai sau;
Lần 4: Tiêm sau lần 3 tối thiểu 1 năm hoặc vào kỳ thai sau;
Lần 5: Tiêm sau lần 4 tối thiểu 1 năm hoặc vào kỳ thai sau.
Với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản nên tiêm vắc xin theo lộ trình sau:
Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu;
Lần 2: Tiêm sau lần 1 tối thiểu 1 tháng;
Lần 3: Tiêm sau lần 2 tối thiểu 1 năm.
Với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản và đã tiêm 1 liều nhắc lại nên tiêm theo lộ trình sau:
Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu;
Lần 2: Tiêm sau lần 1 tối thiểu 1 năm.
Với phụ nữ mang thai lần đầu, chưa từng tiêm phòng uốn ván, chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin sẽ tiêm 2 mũi vào các thời điểm sau:
Mũi 1: Tiêm khi thai kỳ trên 20 tuần
Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất 30 ngày hoặc trước khi sinh ít nhất 30 ngày.
Những phụ nữ đã tiêm phòng đủ 4 mũi uốn ván, mang thai lần 2 với mũi tiêm cuối trước 10 năm thì không cần phải tiêm nhắc lại uốn ván. Nếu thời gian tiêm phòng sau 10 năm thì nên tiêm nhắc lại 2 mũi uốn ván. Nếu ở thai kỳ trước, người mẹ đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin uốn ván cách không quá 10 năm thì nên tiêm 1 mũi vắc xin từ tuần thai thứ 20 trở đi.
Bà bầu bị uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Đối với thai nhi, vi khuẩn uốn ván dễ dàng xâm nhập tại vị trí cắt và buộc dây rốn, dẫn đến nhiễm trùng uốn ván rốn sơ sinh. Hơn thế nữa, trẻ sơ sinh dễ mắc uốn ván nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu chưa được chủng ngừa bệnh nên không nhận được khả năng miễn dịch truyền từ mẹ. Một khi các vi khuẩn tấn công vào cơ thể, chúng sẽ sản xuất một loại độc tố tên là tetanospasmin đi vào máu. Độc tố này khiến trẻ bị suy hô hấp, rối loạn hệ thần kinh thực vật vàdẫn đến tử vong nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời.
Lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
- Cần tuân thủ đúng lịch tiêm và lựa chọn cơ sở uy tín.
- Đau tại vị trí tiêm, sốt, đau đầu, dị ứng sau tiêm là lúc vắc xin uốn ván bắt đầu hình thành kháng thể. Các triệu chứng này thường không nghiêm trọng và sẽ nhanh chóng qua đi.
- Hai tuần sau tiêm phòng cơ thể mới tạo kháng thể uốn ván. Do đó, bà bầu không nên dùng rượu bia sau tiêm và tuân thủ đúng lời dặn của bác sĩ.
- Nếu có các triệu chứng như chân tay lạnh, da xanh tái, tiêu chảy, tim đập nhanh, khó thở cần ngay lập tức đến bệnh viện để được can thiệp điều trị kịp thời
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị uốn ván phải làm sao? Bà bầu bị uốn ván có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị uốn ván.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị Protein niệu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhau thai bám mặt trước phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rò rỉ nước ối phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đục nước tiểu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng âm đạo phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị buồng trứng đa nang phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp