Bà bầu bị động thai phải làm sao?
Bị động thai hay còn gọi là hiện tượng dọa sảy thai. Là tình trạng xuất huyết tại âm đạo kèm theo đau mỏi vai gáy, đau bụng kèm theo trương bụng dưới khi mang thai. Đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vậy bà bầu bị động thai phải làm sao?
Việc bị chảy máu âm đạo trong thai kỳ cần đặc biệt chú ý. Mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay để được thăm khám kỹ, chẩn đoán chính xác tình trạng đang xảy ra.
Phân biệt động thai và sảy thai
Động thai và sảy thai tuy khác nhau nhưng nhiều người vẫn lầm lẫn hai hiện tượng này:
Động thai
Xuất huyết âm đạo với số lượng ít, màu có màu đỏ hoặc đen, lẫn với dịch nhầy. Đau bụng khi mang thai, đau thắt lưng, trướng bụng dưới. Thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung.
Sảy thai
Thai nhi đã chết trong bụng mẹ. Có hai trường hợp xảy ra:
- Sảy thai hoàn toàn: Những cơn đau quặn bụng đi kèm với xuất huyết âm đạo. Sau một thời gian, thai nhi lẫn nhau thai sẽ cùng ra một lúc. Sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt.
- Sảy thai không hoàn toàn: Một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung. Sau khi tình trạng sảy thai xảy ra, mẹ đã giảm đau quặn bụng nhưng vẫn bị ra máu khi mang thai liên tục; thậm chí băng huyết.
Tuy nhiên, động thai có thể là dấu hiệu báo trước của sảy thai
Những trường hợp động thai bà bầu thường quan tâm
- Tư thế nằm khi bị bóc tách
- Dọa sảy thai nên nghỉ bao nhiêu ngày
- Bóc tách túi thai bao lâu thì khỏi
- Dọa sảy là gì
- Túi thai tụt thấp
- Nguyên nhân dọa sảy thai
- Sảy thai
Nguyên nhân khiến bà bầu bị động thai
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến động thai. Các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ động thai theo, như là:
- Bào thai hay thai nhi có bất thường về gen và nhiễm sắc thể
- Nhau thai bất thường
- Người mẹ lớn tuổi
- Người mẹ bị tiểu đường
- Người mẹ lạm dụng đồ uống có cồn và thuốc lá
- Dùng nhiều hơn 200 mg caffeine mỗi ngày
- Người mẹ bị cao huyết áp
- Bệnh thận
- Bệnh ban đỏ
- Vấn đề ở tuyến giáp người mẹ
- Bệnh rubella
- Nhiễm trùng và nhiễm trùng cơ hội do mắc HIV
- Sốt rét
- Ngộ độc thực phẩm
- Các bệnh lây qua đường tình dục
- Phôi thai bị teo lại
- Thai trùm
- Mẹ mắc các bệnh về máu; bệnh về tử cung
- Thể chất bà bầu suy nhược; lao động quá sức
- Chế độ dinh dưỡng không hợp lý
Dấu hiệu nhận biết hiện tượng bà bầu bị động thai
Nếu đột nhiên bà bầu có biểu hiện bất thường, đau tức ở vùng bụng dưới, nhức mỏi thắt lưng, có dịch màu hồng nhạt hay vài giọt máu chảy ra ở âm đạo, bị tụ dịch màng nuôi. Đó có thể là do tình trạng động thai gây ra.
Cách xử lý khi bà bầu bị động thai
Khi thấy có dấu hiệu động thai, mẹ cần được đưa đi khám thai để được bác sĩ tư vấn cách xử lý thích hợp. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, tránh di chuyển xa.
Bà bầu lưu ý chỉ nên dùng đơn thuốc của bác sĩ; không nên tự ý uống các loại canh, thuốc được cho là có tác dụng an thai.
Khi đau bụng, mẹ bầu tuyệt đối không được dùng tay để xoa bụng. Động tác xoa bụng có thể kích thích co thắt tử cung, đẩy thai nhi ra ngoài.
Tuyệt đối không quan hệ vợ chồng; không kiểm tra âm đạo thường xuyên; không đưa bất kỳ vật gì vào âm đạo để tránh việc kích thích cổ tử cung mở ra.
Bà bầu bị động thai nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả
Tuyệt đối không ăn uống thức ăn có chất kích thích như hút thuốc lá, uống cà phê, bia rượu
Tư thế nằm tốt cho bà bầu bị động thai
Bà bầu bị động thai sẽ được bác sĩ yêu cầu nằm trên giường để đảm bảo an toàn cho thai nhi.Tư thế nghiêng bên trái và chân trái duỗi; chân phải gấp lại là tư thế tốt nhất cho cả quá trình mang thai. Tư thế này làm giảm sức nặng của thai nhi giúp tim hoạt động dễ dàng hơn và không đè lên các tĩnh mạch vận chuyển máu. Khi nằm nghiêng, mẹ bầu có thể kê thêm một chiếc gối phía trước chân để gác sẽ khiến mẹ thoải mái hơn.
Với bà bầu bị khó chịu khi nằm nghiêng, có thể dùng gối kê dưới phần lưng, làm cho lưng lệch 1 góc 30 độ so với phương nằm sẽ giúp cải thiện tình hình. Ngoài ra, mẹ bầu nên đặt một chiếc gối giữa 2 chân khi ngủ để tạo khoảng cách giữa 2 chân, giúp làm giảm áp lực lên các khớp của xương chậu. Từ đó, thai nhi sẽ ổn định hơn.
Bà bầu bị động thai có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Tùy vào từng lý do gây ra động thai mà quyết định mức độ ảnh hưởng đến thai nhi. Trong trường hợp mẹ bị suy nhược; thiếu dinh dưỡng dưỡng sẽ ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sức khỏe của thai nhi. Từ đó ảnh hưởng đến những phát triển toàn diện của thai nhi sau này. Nguy hiểm hơn, động thai còn là cảnh báo của sảy thai.
Lưu ý cho bà bầu bị động thai
- Bà bầu cần luôn giữ cho mình tinh thần lạc quan và tâm lý thoải mái trong suốt thai kỳ. Tránh tình trạng quá căng thẳng hay stress.
- Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu là rất quan trọng. Bạn cần bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất trong suốt quá trình mang thai.
- Chú ý nghỉ ngơi hợp lý và không thức quá khuya.
- Tránh lao động, làm việc nặng hay quan hệ vợ chồng nhiều lần trong những tháng đầu và cuối thai kỳ.
- Nên luyện tập thể dục nhẹ nhàng để tăng cường sức khỏe và thể trạng.
- Tuyệt đối không hút thuốc lá và uống các thức uống chứa chất kích thích như bia, rượu, cà phê
- Khám thai định kỳ để theo dõi thường xuyên tình trạng sức khỏe của bà bầu và thai nhi.
Những món cháo an thai cho mẹ bầu
- Cháo cá chép
- Cháo đậu đen gạo nếp
- Cháo đậu đen dây tơ hồng
- Cháo gà gạo nếp
- Cháo bí ngô
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị động thai phải làm sao? Bà bầu bị động thai trên có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị động thai.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị Protein niệu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhau thai bám mặt trước phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đi ngoài ra máu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị rò rỉ nước ối phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đục nước tiểu phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng âm đạo phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị buồng trứng đa nang phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp