Bà bầu bị tê đầu ngón tay phải làm sao?
Tê các đầu ngón tay là hiện tượng thường gặp ở thai phụ từ tháng thứ 5 trở về cuối của thai kỳ. Vì lúc này thai nhi lớn dần, bà mẹ cũng tăng cân nhiều, thai to chèn ép các mạch máu. Việc tuần hoàn máu khó khăn hơn khiến cho bà bầu dễ bị tê các đầu ngón tay. Tình trạng này gây ra nhiều sự bất tiện trong việc sinh hoạt, làm việc hằng ngày của thai phụ. Vậy bà bầu bị tê đầu ngón tay phải làm sao?
Bà bầu bị tê đầu ngón tay được khuyên nên tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.

Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị tê đầu ngón tay
Có nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng tê đầu ngón tay ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
1. Thiếu canxi
Trong quá trình mang thai mẹ cần bổ sung canxi với lượng lớn theo từng giai đoạn. Tuy nhiên, một thực trạng cho thấy, nhu cầu canxi của hầu hết các mẹ bầu đều không đáp ứng đủ cho thai kỳ. Thiếu canxi dẫn đến các hiện tượng tê bì ngón tay, chân, chuột rút,…Cảm giác đau ê ẩm, châm chích các đầu ngón tay khiến mẹ mệt mỏi tăng dần vào tuần thứ 24 trở đi của thai kỳ.
2. Huyết áp thấp
Tụt huyết áp là hiện tượng thường gặp trong thai kỳ, tình trạng này tăng dần theo kích thước của trẻ. Thai to dần lên sẽ chèn ép lên các dây thần kinh, làm giảm lưu lượng huyết đến các cơ quan đặc biệt là các đầu ngón tay, chân.
3.Thay đổi hormone thai kỳ
Thay đổi hormone là nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị tê đầu ngón tay. Relaxin là hormon làm mở, nới lỏng các khớp xương như xương chậu để mẹ có thể chuyển dạ, vượt cạn thành công. Tuy nhiên, chính hormon này cũng tác động lên các khớp chi làm chèn ép các dây thần kinh khiến mẹ bị châm chích, tê các đầu ngón tay.
4. Hội chứng ổng cổ tay
Hội chứng này càng ngày phổ biến hơn do có một chất lỏng tích tụ ở khớp cổ tay tạo ra sự chèn ép các dây thần kinh ở đó. Khi đó, mẹ không thể cầm nắm đồ vật hay chuyển động các khớp cổ tay. Hiện tượng này thường xuất hiện từ tuần thứ 12 của thai kỳ và mật độ ngày một tăng theo sự phát triển của thai nhi. Đâu cũng là nguyên nhân gây ra tê đầu ngón tay.
Những tình trạng tê đầu ngón tay thường gặp ở bà bầu
- Có bầu bị tê ngón tay.
- Bầu bị tê đầu ngón tay.
- Bà bầu bị tê tay phải.Mẹ bầu bị tê tay phải.
- Mẹ bầu nằm nghiêng bị tê tay.
- Bị tê tay khi mang thai 3 tháng đầu.
Cách điều trị tê đầu ngón tay cho mẹ bầu

Tê đầu ngón tay tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng vẫn cần được điều trị sớm để tránh tình trạng khó chịu và những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị tê đầu ngón tay.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị tê đầu ngón tay, việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là cần thiết. Từ đó sẽ được tư vấn lộ trình điều trị kịp thời, phù hợp, tránh nguy cơ biến chứng cao.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi tình trạng này diễn ra thường xuyên, kéo dài nhiều ngày không thuyên giảm.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Một trong những cách hỗ trợ trị cho bà bầu bị tê đầu ngón tay hiệu quả hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Ăn uống khoa học theo kết hợp với vận động vừa phải và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
3. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
- Nên vận động hằng ngày và luyện tập thể dục thể thao bằng những bài tập nhẹ nhàng.
- Khởi động các khớp tay, chân để có thể giúp máu được lưu thông tốt hơn.
- Bà bầu bị tê đầu ngón tay nên điều chỉnh tư thế ngủ sao cho thoải mái. Không nên dùng tay để gối đầu khi ngủ.
- Nếu bị tê trong lúc ngủ,có thể dơ tay lên vẩy một chút để giảm bớt cảm giác tê và khó chịu.
- Thường xuyên xoa bóp, massage các ngón tay .
- Mẹ bầu cũng không nên làm quá nhiều công việc phải sử dụng tay. Nếu không, tình trạng nhức, tê các đầu ngón tay trở nên nặng hơn.
- Chườm lạnh cũng có thể giúp giảm triệu chứng tê các đầu ngón tay.
Bà bầu bị tê đầu ngón tay có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Đây không phải là một tình trạng quá nguy hiểm. Nếu được kiểm soát tốt, mẹ bầu bị tê đầu ngón tay hoàn toàn có thể mang thai và sinh nở một cách bình thường như những người khoẻ mạnh khác.
Tuy nhiên, nếu việc tê đầu ngón tay xảy ra thường xuyên nhất là trong lúc ngủ thì sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng giấc ngủ. Mẹ bầu ngủ không ngon từ đó gây nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ bầu. Hiện tượng tê đầu ngón tay ban đầu có thể nhẹ nhàng nhưng càng về sau càng nặng và thường xuyên hơn. Nếu hiện tượng này diễn ra quá nhiều thì sẽ khiến mẹ cảm thấy mệt mỏi, sa sút, ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của con.
Những lưu ý khi bà bầu bị tê đầu ngón tay
Bà bầu bị tê đầu ngón tay nên ăn gì?
Những thực phẩm tốt cho mẹ bầu mắc bệnh tê đầu ngón tay:
- Thực phẩm giàu canxi. Một số loại điển hình như: chuối, sữa, hày, cua biển, cải cải chíp, rau chân vịt, súp lơ xanh, đậu hũ, đậu cô ve, hạnh nhân, cá trạch,…
- Thực phẩm giàu vitamin D, K. Tắm nắng vào lúc sáng sớm và chiều muộn có thể giúp mẹ bầu bổ sung vitamin D. Ngoài ra có thể cung cấp cho cơ thể qua những thực phẩm sau: cá, lòng đỏ của trứng, bắp cải, nấm, trứng cá, cải xoăn, rau mầm, dưa chuột, hành lá, đậu nành, húng quế,…
- Thực phẩm có chất chống oxy hóa. Những loại thực phẩm có tác dụng giúp chống oxy hóa hoặc làm chậm quá trình oxy hóa trong cơ thể như trà xanh, quả cherry, quả việt quất, cây măng tây, quả ớt chuông,…
Mẹ bầu bị tê đầu ngón tay không nên ăn gì?
Những thực phẩm nên kiêng ăn:
- Thực phẩm nhiều dầu mỡ .
- Thực phẩm có hàm lượng axit cao.
- Các món quá mặn.
- Các loại chất kích thích.
- Thực phẩm có lượng đường cao.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị tê đầu ngón tay phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị tê đầu ngón tay trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp