Trẻ nhỏ bị sốt bại liệt có sao không?
Trẻ nhỏ bị sốt bại liệt là tình trạng vô cùng nguy hiểm có mặt trên khắp thế giới. Bệnh từng khiến nhiều người, đặc biệt là trẻ nhỏ tử vong trong giai đoạn 1955-1960. Sự ra đời của vaccine một vài năm sau đó đã khiến tỷ lệ nhiễm giảm đáng kể. Và đến ngày nay, sốt bại liệt ở trẻ em gần như đã biến mất hoàn toàn. Ở Việt Nam các trẻ sơ sinh đều được tiêm ngừa vaccine bại liệt ngay từ những tháng đầu đời. Dù dịch bệnh không còn là mối đe dọa nhưng hãy thử tìm hiểu về những gì mà nó gây ra qua bài viết dưới đây nhé.
Hãy cho bé tiêm phòng đầy đủ theo tư vấn của bác sĩ. Đảm bảo các biện pháp vệ sinh thực phẩm. Nhắc bé rửa tay trước khi ăn. Điều này còn giúp bé phòng ngừa nhiều bệnh về đường tiêu hóa khác.
Nguyên nhân khiến trẻ nhỏ bị sốt bại liệt
Virus polio là nguyên nhân gây bệnh, thuộc chi virus đường ruột (Enterovirus), thuộc họ Picornavirida, có hình khối cầu, không có vỏ, chứa ARN. Vivurs bại liệt Polio có 3 type:
- Type I : Giữ vai trò chính trong gây bệnh (90%) có tên gọi là Brunhilde
- Type II : có tên gọi là Lansing
- Type III: có tên gọi là Leon
Virus bại liệt sống dai ở môi trường bên ngoài. Trong phân, chúng sống được nhiều tháng ở nhiệt độ 0 – 40C. Trong nước, chúng sống được 2 tuần ở nhiệt độ thường. Virus bại liệt bị tiêu diệt ở nhiệt độ 560C sau 30 phút và bị tiêu diệt bởi thuốc tím. Liều clo trong nước sinh hoạt không tiêu diệt được virus bại liệt.
Virus Polio xâm nhập vào cơ thể người theo đường tiêu hóa, sau đó sẽ đến các hạch bạch huyết. Tại đây một số ít virus Polio xâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương gây tổn thương ở các tế bào sừng trước tủy sống và tế bào thần kinh vận động của vỏ não, gây nên hội chứng liệt mềm trên lâm sàng.
Triệu chứng khi trẻ nhỏ bị sốt bại liệt
Triệu chứng bệnh bại liệt xuất hiện khác nhau phụ thuộc vào thể bệnh bại liệt. Bệnh bại liệt có thể biểu hiện các triệu chứng nhẹ nhàng trong thể bại liệt không điển hình không tổn thương hệ thần kinh trung ương, nhưng cũng có thể là rất nghiêm trọng trong thể liệt. Hầu hết các bệnh nhân bị nhiễm bệnh không biểu hiện triệu chứng. Bệnh bại liệt được chia làm ba thể:
Bại liệt thể nhẹ
Các triệu chứng thường gặp nhất là những triệu chứng giống như các bệnh nhiễm trùng do virus khác gây ra, bao gồm: sốt cao, đau đầu, mất ngủ, rát cổ họng, buồn nôn và nôn mửa, táo bón hoặc tiêu chảy. Bệnh có thể hồi phục trong vài ngày.
Bại liệt thể không liệt
Hay còn gọi là thể viêm màng não vô khuẩn. Biểu hiện thường gặp nhất là đau đầu, cứng cổ, và thay đổi chức năng tâm thần.
Bại liệt thể liệt
Triệu chứng phổ biến nhất là sốt và sau đó đau đầu, cứng cổ và lưng, táo bón và nhạy cảm khi bị chạm vào người. Bệnh nhân dần dần mất cảm giác và vận động ở phần dưới của cơ thể dẫn đến liệt không đối xứng. Sau đó bệnh nhân sẽ phục hồi dần trong vòng từ 2 đến 6 tháng. Trong các trường hợp nặng hơn, nếu liệt cả tủy sống và hành tủy có thể dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Những nguy cơ khiến trẻ nhỏ bị sốt bại liệt
Bại liệt là một bệnh truyền nhiễm, lây lan từ người sang người chủ yếu theo đường phân miệng. Virus bại liệt chủ yếu từ phân của người bệnh vào làm vấy bẩn nguồn nước, thực phẩm rồi xâm nhập vào cơ thể người theo đường tiêu hóa. Số ít trường hợp có thể lây truyền qua đường hầu họng. Bệnh cũng có thể lây lan bằng việc tiếp xúc trực tiếp với người mang virus hoặc người vừa dùng vaccine bại liệt đường uống. vì đây là loại vaccine sống giảm độc lực được làm từ virus sống. Nguồn truyền bệnh là người mắc bệnh bại liệt và người lành mang virus bại liệt Polio. Lây truyền có thể từ 7-10 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng lâm sàng.
Điều trị cho trẻ nhỏ bị sốt bại liệt
Bệnh bại liệt là bệnh lây nhiễm do virus nên hiện chưa có các biện pháp điều trị đặc hiệu. Điều trị bệnh bài liệt là điều trị nâng đỡ và điều trị triệu chứng:
- Bất động hoàn toàn.
- Tăng cường và nâng cao thể trạng bằng sinh tố và dịch truyền.
- Hỗ trợ hô hấp, nếu có dấu hiệu của liệt tủy.
- Phục hồi chức năng và khắc phục di chứng, cải thiện sức mạnh và phục hồi thể lực.
- Thuốc: thuốc giảm đau như aspirin và nhóm thuốc kháng sinh nếu có bội nhiễm vi khuẩn được dùng theo chỉ định của bác sĩ.
Phòng ngừa trẻ nhỏ bị sốt bại liệt
Tiêm vaccine là biện pháp phòng bệnh chủ động hiệu quả nhất. Có 2 loại vaccine được sử dụng:
Vaccine sống giảm động lực (OPV: Oral Polio Vaccine)
Được tạo ra từ các chủng vi rút bại liệt hoang dại và được sử dụng theo đường uống. Vaccine vào cơ thể tạo đáp ứng miễn dịch tại đường ruột và đáp ứng miễn dịch dịch thể. Vì vậy, OPV không những ngăn được vi rút bại liệt hoang dại nhân lên ở đường tiêu hoá mà còn chống được virus lan lên tổn thương hệ thống thần kinh trung ương. OPV hiện đang được triển khai cho trẻ được 2,3 và 4 tháng tuổi trong chương trình Tiêm chủng mở rộng.
Vaccine bất hoạt (IPV: Inactivated Polio Vaccine) – Vaccine Salk
Được tạo ra từ chủng virus được gây nhiễm trên tế bào thận khỉ tiên phát và bất hoạt bằng formalin. Vaccine IPV tạo miễn dịch thể giúp ngăn virus gây bệnh xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương và miễn dịch tại chỗ ở hầu họng vì vậy không ngăn được virus hoang dại xâm nhập vào cơ thể qua đường tiêu hóa. Ở giai đoạn sau khi đã thanh toán được bệnh bại liệt, để duy trì thành quả này, IPV được khuyến cáo nên sử dụng vì tính an toàn cao hơn OPV. IPV đã được Bộ Y tế đồng ý triển khai tiêm 1 mũi cho trẻ dưới 1 tuổi, thay thế dần vaccine OPV trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Lời kết
Dù tình trạng trẻ nhỏ bị sốt bại liệt đến nay đã được kiểm soát nhưng bố mẹ cũng không được chủ quan. Hãy cho bé tiêm phòng đầy đủ theo tư vấn của bác sĩ. Đảm bảo các biện pháp vệ sinh thực phẩm. Nhắc bé rửa tay trước khi ăn. Điều này còn giúp bé phòng ngừa nhiều bệnh về đường tiêu hóa khác. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:
- Trẻ nhỏ bị đau dạ dày có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ nhỏ bị cúm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị viêm gan B có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị u máu có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tham khảo