Bà bầu bị phù thai phải làm sao?
Phù thai là một tình trạng nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của em bé trong bụng. Tình trạng này nói về việc thai nhi hoặc trẻ sơ sinh có sự tích tụ chất lỏng bất thường trong các mô xung quanh phổi, tim, bụng hoặc dưới da. Đây thường là biến chứng của một tình trạng khác ảnh hưởng đến các cơ thể quản lý chất lỏng. Vậy bà bầu bị phù thai phải làm sao?
Bà bầu bị phù thai là tình trạng có thể xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên bình tĩnh, cần sự hỗ trợ và tham khảo ý kiến từ bác sĩ. Nhằm đưa ra phương án điều trị an toàn và hiệu quả nhất.
Các dạng phù thai ở bà bầu và nguyên nhân dẫn đến
1. Phù thai không miễn dịch
Hiện nay, phù thai không miễn dịch là loại phổ biến nhất. Nó xảy ra khi một tình trạng hoặc một loại bệnh khác cản trở khả năng điều tiết chất lỏng của cơ thể bé, bao gồm:
- Khối u
- Xuất huyết thai nhi
- Nhiễm vi khuẩn hoặc virus
- Khuyết tật tim hoặc phổi
- Dị dạng động – tĩnh mạch
- Các dạng thiếu máu nghiêm trọng
- Rối loạn di truyền hoặc chuyển hóa.
2. Phù thai miễn dịch
Phù thai miễn dịch thường xảy ra khi nhóm máu của mẹ và thai nhi không tương thích với nhau. Điều này được gọi là không tương thích yếu tố Rh. Hệ thống miễn dịch của người mẹ có thể tấn công và phá hủy các tế bào hồng cầu của bé yêu. Các trường hợp nghiêm trọng của tình trạng không tương thích yếu tố Rh có thể dẫn đến thai nhi bị phù.
Dấu hiệu cho thấy bà bầu bị phù thai
Mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng sau đây nếu mắc phải chứng phù thai:
- Thừa nước ối
- Nhau thai quá lớn
- Bất thường ở nhau thai.
Phương pháp y tế giúp chuẩn đoán cho bà bầu bị phù thai
Quá trình chẩn đoán phù thai thường được thực hiện bằng siêu âm. Một bác sĩ có thể nhận thấy thai nhi mắc phải tình trạng này khi khám thai định kỳ. Biện pháp siêu âm sử dụng sóng âm thanh tần số cao để giúp ghi lại hình ảnh trực tiếp bên trong cơ thể.
Bạn cũng có thể được yêu cầu siêu âm trong thai kỳ nếu phát hiện em bé ít di chuyển hoặc gặp phải các biến chứng thai kỳ khác, chẳng hạn như huyết áp tăng cao. Những xét nghiệm chẩn đoán bên lề cũng có khả năng được thực hiện để giúp xác định mức độ nghiêm trọng hoặc nguyên nhân của tình trạng, chúng bao gồm:
- Lấy mẫu máu thai nhi
- Chọc ối
- Siêu âm tim thai tim nhằm tìm kiếm các bất thường ở bộ phận này.
Cách điều trị cho bà bầu bị phù thai
Tình trạng phù thai thường không thể được điều trị trong giai đoạn mang thai. Thỉnh thoảng bác sĩ có thể truyền máu cho em bé để giúp tăng khả năng thai nhi sống sót cho đến lúc chào đời. Ngoài ra, trong hầu hết các trường hợp, phụ nữ mang thai có thể được bác sĩ đề nghị thực hiện biện pháp dục sinh nhằm nâng cao mức độ an toàn cho cả mẹ lẫn con.
Một khi em bé đã được sinh ra, những thủ thuật y tế để chữa trị cho con bao gồm:
- Dùng máy trợ thở
- Thuốc để kiểm soát suy tim
- Thuốc kích thích thận loại bỏ chất lỏng dư thừa
- Sử dụng kim nhằm loại bỏ chất lỏng dư thừa ở phổi, tim hoặc lồng ngực.
Thêm vào đó, trẻ sơ sinh cũng có thể được truyền trực tiếp tế bào hồng cầu phù hợp với nhóm máu của bé. Trong trường hợp phù thai đến từ một tình trạng tiềm ẩn khác, bác sĩ cũng sẽ điều trị cho tình trạng đó
Bà bầu bị phù thai có ảnh hưởng đến thai nhi không ?
Phụ nữ có thai nếu gặp phải tình trạng phù thai thì rhai nhi cũng có thể có lá lách, tim hoặc gan to bất thaihường. Thông qua phương pháp siêu âm, bác sĩ cũng sẽ phát hiện ra chất lỏng bao quanh tim hoặc phổi của thai nhi. Một em bé chào đời với tình trạng phù thai có thể xuất hiện triệu chứng sau đây:
- Bầm tím
- Khó thở
- Da nhợt nhạt
- vàng da nặng
- Gan và lá lách phì đại
- Sưng phù nặng, đặc biệt là ở bụng.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị phù thai phải làm sao? Bà bầu bị phù thai có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị phù thai.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị điện giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị viêm họng hạt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguồn: Tổng hợp