Bà bầu bị khô môi phải làm sao?
Bị khô môi trong thời kỳ mang thai là tình trạng có thể xảy ra đối với các mẹ bầu. Phụ nữ mang thai thường phải đối mặt với nhiều sự thay đổi về hoocmon trong cơ thể: các chị em sẽ gặp tình trạng táo bón, bị khó thở,… hay làn da xấu hơn là bị khô môi. Đối với những bà bầu bị khô môi vào thời tiết hanh khô, nhất là trời lạnh thì càng là cực hình hơn nữa vì gương mặt mình trở nên kém hấp dẫn, kèm theo cảm giác đau rát nên ăn cái gì cũng khó. Vậy bà bầu bị khô môi phải làm sao?
Bà bầu bị khô môi là tình trạng khá phổ biến xảy ra trong thời kỳ mang thai. Bà bầu được khuyến cáo nên ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Đặc biệt uống nhiều nước và dưỡng ẩm cho môi thường xuyên.
Nguyên nhân bà bầu bị khô môi
Trong thời gian này, phần lớn lượng chất lỏng trong cơ thể thai phụ sẽ được dùng để tạo thêm máu để nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Cơ thể cũng cần điều chỉnh cho quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh hơn, và tình trạng đi tiểu nhiều do sự thay đổi về hoocmon cũng làm cho cơ thể bà bầu nhanh bị mất nước hơn. Chính vì thế mà cả làn da và đôi môi của các chị em sẽ thiếu độ ẩm, đàn hồi kém và bị nứt nẻ nhiều hơn.
Cách khắc phục cho bà bầu bị khô môi
1. Đừng quên uống nhiều nước
Một trong những nguyên nhân chính khiến đôi môi trở nên khô và nứt nẻ là do cơ thể mẹ bầu bị mất nước. Để có đôi môi luôn mềm mại mẹ bầu phải tích cực uống nhiều nước mỗi ngày. Mẹ bầu công sở làm việc hay sinh hoạt trông môi trường máy lạnh có điều kiện, hãy đặt một máy tạo hơi ẩm ở góc phòng. Vì máy lạnh là thủ phạm rút mất lượng hơi ẩm trong môi trường và gây khô da.
2. Bỏ thói quen liếm môi
Liếm môi có thể là giải pháp tức thời cho tình trạng khô môi nhưng sẽ gây ra tác hại lâu dài lên đôi môi của các bà mẹ.
3. Vệ sinh răng miệng cẩn thận
Nên chú ý tìm hiểu xem đôi môi có bị dị ứng với các thành phần trong kem đánh răng và nước súc miệng hay không.
4. Áp dụng các phương pháp dưỡng môi từ thiên nhiên
Mật ong, đường, dầu oliu, dầu dừa hay nước cốt chanh là những loại thực phẩm cung cấp độ ẩm cao, bổ sung thêm dưỡng chất và giúp đôi môi thêm mịn màng, hồng hào và tươi tắn hơn.
5. Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ dinh dưỡng
Các bà bầu nên tránh cách loại thực phẩm chua, cay, nóng, ăn nhiều rau để bổ sung nước và vitamin cho cơ thể, đặc biệt là vitamin B6. Thiếu vitamin B6 còn gây ra nhiều triệu chứng khác như lở mép, rộp ngứa, phát ban ở tay và chân.
Bà bầu bị khô môi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Trong giai đoạn mới mang thai, khô môi là hiện tượng bình thường đối với các bà bầu. Khô môi do mất nước hay môi trường không gây hại gì đến tính mạng của mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kèm theo những dấu hiệu bất thường khác thì các mẹ cần có sự tư vấn từ bác sĩ, tránh những bệnh liên quan đến da. Vì đó có thể là dấu hiệu các bệnh lý nghiêm trọng.
Một số lưu ý cho bà bầu bị khô môi
Bà bầu bị khô môi nên ăn gì?
Theo một vài chuyên gia chia sẻ, các mẹ bầu bị khô môi nên bổ sung số loại thực phẩm như:
- Uống nhiều nước lọc: Giúp tránh khỏi việc da bị hanh khô, đặc biệt là môi. Mỗi ngày cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể
- Rau xanh: Có chứa nhiều vitamin cần thiết cho việc chống lại sự nứt nẻ của môi.
- Dưa chuột: Mẹ có thể dưỡng ẩm cho môi bằng cách ăn dưa chuột. Dưa chuột chứa hợp chất silica có thể giúp tăng độ đàn hồi cho da, khiến da môi không bị khô sạm, nứt nẻ.
- Ngũ cốc nguyên hạt giàu: hàm lượng vitamin B – chất giữ cho da môi mềm mại, mịn màng và không bị khô
Bà bầu bị khô môi không nên ăn gì?
Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm:
- Đồ cay, nóng, nhiều dầu mỡ
- Đồ uống như cà phê, nước ngọt, bia, rượu
- Hạn chế các gia vị như ớt, tiêu, gừng, sả,…
- Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng da như: hải sản, trứng gà
- các thức ăn lên men chua chứa nhiều acid như: dưa cải, cà muối
- Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C, có hàm lượng acid cao có vị chua như: chanh, bưởi, cam
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về về bà bầu bị khô môi phải làm sao? Bà bầu bị khô môi có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị khô môi.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị điện giật phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị nhiễm khuẩn đường ruột phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị viêm họng hạt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
- Bà bầu bị ngứa vùng kín phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không
Nguồn: Tổng hợp