Bà bầu bị đau dây chằng tròn phải làm sao?
Dây chằng tròn là hai dải mô liên kết ở hai bên tử cung. Chúng chịu trách nhiệm kết nối tử cung với khu vực háng và mu. Khi tử cung phát triển trong thai kỳ, dây chằng tròn sẽ giãn ra một mức độ nhất định để thích nghi với sự lớn dần của thai nhi. Theo thống kê từ các chuyên gia phụ sản, 10–30% phụ nữ mang thai có biểu hiện đau dây chằng tròn. Tình trạng này có xu hướng xuất hiện vào khoảng ba tháng giữa của thai kỳ. Khu vực phát sinh thường là vùng bụng dưới hoặc háng. Vậy bà bầu bị đau dây chằng tròn phải làm sao?
Bà bầu bị đau dây chằng tròn được khuyên nên đến gặp bác sĩ chuyên môn, không được tự ý sử dụng thuốc, nên theo đuổi một chế độ ăn uống khoa học, lịch trình sinh hoạt lành mạnh.
Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu bị đau dây chằng tròn
Trong suốt thai kỳ, khi thai nhi lớn dần, lượng áp lực đè lên dây chằng tròn cũng tăng lên, đến mức chúng có thể co giãn nhanh chóng. Điều này có thể tác động đến các đầu dây thần kinh, dẫn đến những cơn đau không mong muốn.
Một số cử động thường khiến cơn đau dây chằng tròn ở phụ nữ mang thai phát sinh, bao gồm:
- Đi bộ.
- Lăn qua lăn lại trên giường.
- Đứng lên nhanh chóng.
- Ho.
- Hắt xì.
- Cười nhiều.
- Một số chuyển động đột ngột khác.
Các dấu hiệu khi bà bầu bị đau dây chằng tròn
Các triệu chứng của đau dây chằng tròn điển hình như:
Thường đau khi đứng hay ngồi quá lâu hay cảm thấy đau nhói khi đột ngột thay đổi vị trí, thậm chí chỉ vì ho.
Đi bộ hay làm việc quá sức khiến mẹ bầu cảm thấy các cơn đau âm ỉ ở bụng dưới.Các cơn đau thường xuyên xuất hiện ở lưng, đùi xương chậu hoặc phần bụng. Cảm giác nặng trịch ở vùng xương chậu, đau ê ẩm và có cảm giác như con sắp chào đời. Thường xuất hiện ở các mẹ đã từng sinh con hơn là những mẹ mới mang thai lần đầu.
Trong trường hợp nghiêm trọng, đau dây chằng có thể đi kèm các triệu chứng khác như:
- Đau kéo dài, chảy máu.
- Co thắt.
- Sốt.
- Ớn lạnh.
- Buồn nôn, ói mửa.
Những tình trạng đau dây chằng tròn thường gặp ở bà bầu
- Cách chửa đau dây chằng khi mang thai.
- Đau dây chằng tròn khi mang thai
- Đau dây chằng khi mang thai 3 tháng đầu.
- Đau dây chằng bụng dưới khi mang thai.
- Yếu dây chằng ở phụ nữ mang thai.
- Đau dây chằng vùng chậu khi mang thai.
- Bệnh yếu dây chằng.
Cách điều trị đau dây chằng tròn cho mẹ bầu
Đau dây chằng tròn tuy không phải là một căn bệnh nguy hiểm, nhưng vẫn cần được điều trị sớm để tránh tình trạng khó chịu và những biến chứng nó có thể gây ra cho cả mẹ và bé. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả cho bà bầu bị đau dây chằng tròn.
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Đối với những mẹ bầu bị đau dây chằng tròn, trong những trường hợp nguy hiểm thì việc tìm đến để gặp bác sĩ đúng chuyên môn là cần thiết.
Mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau đây:
- Đau kéo dài, chảy máu.
- Co thắt.
- Sốt.
- Ớn lạnh.
- Buồn nôn, ói mửa.
2. Chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học
Cách hỗ trợ trị đau dây chằng tròn tốt nhất hiện nay chính là điều chỉnh lối sống, thói quen sinh hoạt và phòng tránh những yếu tố bất lợi.
Ăn uống khoa học kết hợp với vận động vừa phải và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ có tác dụng góp phần làm cho quá trình điều trị trở nên dễ dàng hơn và ngăn chặn sự phát triển của căn bệnh.
3. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
- Nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý. Nếu mẹ bầu làm việc văn phòng thì sau khoảng 45 phút đến 1 tiếng, nên thư giãn khoảng 5 phút để tránh tình trạng đau dây chằng.
- Thay đổi thói quen vận động. Khi mang thai, mẹ bầu nên thường xuyên vận động cơ thể nhưng không được vận động mạnh, tránh những môn thể thao cần nhiều sức. Theo đó, nên vận động và rèn luyện với các bài tập nhẹ nhàng, môn thể thao vừa sức như đi bộ, yoga,…
- Tư thế ngủ đúng cách. Bà bầu nên nằm nghiêng về phía bên trái, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn, giảm áp lực tới dây chằng và còn tránh ép tim gây khó thở, giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.
- Massage thư giãn. Khi đau dây chằng, mẹ bầu có thể massage nhẹ nhàng bằng cách xoa bóp thư giãn. Ngoài ra, có thể ngâm mình trong nước ấm khoảng 10 -15 phút hoặc tắm vòi sen sẽ làm dịu các cơn đau nhanh chóng.
- Dùng đai đỡ bụng. Mẹ bầu có thể dùng đai đỡ bụng để giảm áp lực của trọng lượng cơ thể lên vùng dây chằng. Tuy nhiên, cũng không nên quá lạm dụng đai đỡ bụng bởi khi đó các cơ được hỗ trợ sẽ làm việc ít đi, có thể kéo theo những hệ quả về vấn đề giảm trương lực cơ sau sinh.
Bà bầu bị đau dây chằng tròn có ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Thông thường, đau dây chằng tròn không phải là vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng gì đến thai nhi. Tuy nhiên, trong một số trường hợp hy hữu, mẹ bầu nên sớm tìm gặp bác sĩ phụ sản nếu gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Tử cung co bóp sớm.
- Cảm giác đau rát khi đi vệ sinh.
- Đau bụng, kèm theo nước tiểu đục và có mùi hôi bất thường.
- Chảy máu, lượng dịch âm đạo thay đổi bất thường.
- Sốt hoặc ớn lạnh.
- Buồn nôn và nôn
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ có thể giúp các mẹ giải đáp những thắc mắc về bà bầu bị đau dây chằng tròn phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không? Cũng như cần phải lưu ý những gì khi bị đau dây chằng tròn trong thai kỳ?
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để có được một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi hạnh phúc. Đừng quên ghé thăm Medplus hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Các bài viết liên quan:
- Bà bầu bị hen suyễn phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị cảm lạnh phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị thủy đậu phải làm sao? Có ảnh hưởng tới thai nhi không?
- Bà bầu bị suy tuyến giáp phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn tham khảo: Tổng hợp