Bà bầu bị nhiễm giun đũa chó phải làm sao?
Giun đũa chó/mèo(Toxocariasis) là một bệnh lây truyền từ động vật sang người do một loại kí sinh trùng được sống kí sinh ở ruột chó (Toxocara canis) và mèo (T.cati). Vậy bà bầu bị nhiễm giun đũa chó phải làm sao?
Mẹ bầu bị nhiễm giun đũa chó không nên quá lo lắng. Mẹ cần khám thai định kỳ để bác sĩ kiểm tra xét nghiệm máu cũng như theo dõi sát sức khoẻ của mẹ và bé
Triệu chứng bị nhiễm giun đũa chó khi mang thai
Có hai bệnh cảnh chính của giun đũa chó mèo là ở mắt và ở nội tạng, hầu như là không có triệu chứng.
- Giun đũa chó ở mắt: Triệu chứng thông thường chỉ xảy ra một bên và liên quan đến những rối loạn về thị giác như tầm nhìn bị mờ
- Giun đũa chó ở nội tạng: nhiều triệu chứng như sốt, sụt cân, ho, nổi ban đỏ, đau nhức cơ
Nguyên nhân khiến bà bầu bị nhiễm giun đũa chó
Toxocara sp là tên chung, đó có thể là giun đũa chó (Toxocara canis) hay giun đũa mèo (Toxocara cati). Riêng giun đũa chó không sống ký sinh ở mẹ bầu, chỉ ấu trùng của nó có thể nhiễm qua mẹ bầu (mẹ là ký chủ tình cờ). Ấu trùng này không thể tiếp tục phát triển thành con giun trưởng thành được. Vì vậy, bệnh giun đũa chó được gọi là bệnh ký sinh trùng lạc chỗ.
Ấu trùng giun đũa chó khi lạc chỗ nhiễm qua mẹ bầu sẽ di chuyển nhiều nơi gây rối loạn ở các cơ quan nội tạng khác nhau. Nó gây những biểu hiện lâm sàng, đặc biệt ở da thì gây nổi dát đỏ, mề đay, ngứa.
Những trường hợp nhiễm giun đũa chó bà bầu thường quan tâm
- Tại sao bị nhiễm giun đũa chó
- Mèo trị giun đũa chó
- Giun đũa chó mèo có nguy hiểm không
- Giun đũa chó và sán chó
- Sán chó lên mắt
- Uống thuốc trị sán chó vẫn bị ngứa
- Tác hại của giun đũa chó
- Chó bị giun đũa
Cách chữa trị nhiễm giun đũa chó cho bà bầu
Giun đũa chó mèo ở nội tạng sẽ được điều trị với thuốc kháng kí sinh trùng, còn giun ở mắt thì khó điều trị hơn và thường phải đánh giá đã tổn thương mắt như thế nào. Trong quá trình mang thai, bà bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị an toàn cho mẹ và thai nhi. Ngoài ra, bà bầu cần kết hợp với:
- Giữ vệ sinh sạch sẽ bằng cách thường xuyên giặt khăn trải giường, khăn tắm và khăn ăn
- Cắt móng tay thường xuyên
- Rửa tay nhiều lần trong ngày
- Giữ vùng hậu môn sạch sẽ
- Tránh sử dụng phòng tắm công cộng
- Tránh làm trầy xước vùng hậu môn
- Giặt quần áo bằng nước nóng
- Mặc đồ lót vừa vặn và thay đổi ít nhất hai lần một ngày
- Tránh ăn trong phòng ngủ
- Giữ bàn chải đánh răng trong tủ kín và làm sạch trước khi sử dụng
- Thường xuyên hút bụi, đặc biệt là phòng ngủ.
Bà bầu bị nhiễm giun đũa chó có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bà bầu bị nhiễm giun đũa chó mèo có thể lây nhiễm sang con lên từ 15% – 60% tùy theo tuổi thai. Nếu trẻ bị nhiễm bẩm sinh khi có thể bị biến chứng, dẫn đến sảy thai hoặc thai chết lưu; trẻ sinh ra có thể bị dị dạng, tổn thương các cơ quan nội tạng, đặc biệt là não bộ và mắt.
Lưu ý cho bà bầu tránh bị nhiễm giun đũa chó
Để mẹ bầu tránh cũng như ngăn ngừa nhiễm giun đũa chó, gia đình cần:
- Đưa thú cưng của nhà đến bác sĩ thú y để ngăn ngừa nhiễm giun đũa chó mèo.
- Rửa tay bằng xà phòng và nước sau khi chơi với thú cưng hoặc những động vật khác và trước khi ăn.
- Rửa tay để ngăn ngừa những bệnh truyền nhiễm.
- Không chơi ở những nơi có phân chó mèo, hoặc những động vật khác
- Dọn sạch nơi ở của thú cưng ít nhất một lần một tuần. Phân của thú cưng nên được chôn hoặc bỏ vào thùng rác. Rửa tay sau khi tiếp xúc với chất thải của thú cưng.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị nhiễm giun đũa chó phải làm sao? Bà bầu bị nhiễm giun đũa chó có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị nhiễm giun đũa chó.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng mắt cá chân phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị thoát vị đĩa đệm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau tai phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đầy hơi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhức mũi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp