Trẻ bị đổ mồ hôi trộm là gì?
Trẻ bị đổ mồ hôi trộm xảy ra khá phổ biến, thường rơi vào những trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên. Trẻ bị bệnh này đổ mồ hôi không vì yếu tố thời tiết và thường xảy ra khi trẻ ngủ. Nhiều phụ huynh rất lo lắng khi tìm đủ mọi cách để làm mát cho bé như tình trạng vẫn không thay đổi. Và vì mồ hôi cứ chảy vô cớ, nên nếu bố không lau thường xuyên cho bé sẽ dẫn đến một số bệnh về da và đường hô hấp. Vậy nguyên nào gây ra tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ? Làm thế nào để khắc phục hiện tượng này và cho bé một giấc ngủ ngon? Mời các bạn xem qua bài viết dưới đây.
Nguyên nhân khiến trẻ bị đổ mồ hôi trộm
Phân loại bệnh
Có 2 loại mồ hôi trộm là Mồ hôi trộm sinh lý và Mồ hôi trộm bệnh lý.
Mồ hôi trộm sinh lý
Ở trẻ, sự trao đổi chất diễn ra mạnh hơn so với người lớn. Do đó, hiện tượng đổ mồ hôi trộm nhiều hơn chính là cách để cơ thể của bé được tỏa nhiệt. Trong trường hợp này, mồ hôi trộm không gây tác động xấu đến sức khỏe của trẻ.
Mồ hôi trộm bệnh lý
Tình trạng này thường xuất hiện ở trẻ mắc một số bệnh như còi xương,…. Dấu hiệu nhận biết là trẻ đổ mồ hôi rất nhiều nhưng không phải do yếu tố thời tiết, môi trường, đặc biệt khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, bé đổ mồ hôi rất nhiều.
Bên cạnh hiện tượng đổ mồ hôi, trẻ còn có những biểu hiện khác như ăn uống kém, đầu xương to, ngực nh. Những nơi thường xuất hiện tình trạng đổ mồ hôi trộm ở trẻ nhiều nhất là vùng lưng, trán, nách, hay bàn tay, bàn chân,…
Nguyên nhân
Nếu trẻ bị đổ mồ hôi trộm thường xuyên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe. Vì thế, cha mẹ phải đặc biệt lưu ý và theo dõi trẻ. Đưa trẻ đi khám sớm để tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp:
Thiếu vitamin D
Trẻ sơ sinh là thời kỳ xương phát triển mạnh.Nếu trẻ bị thiếu vitamin D giai đoạn này cũng sẽ dẫn tới đổ mồ hôi trộm nhiều. Đặc biệt, một số trẻ sinh non, bị nhẹ cân, còi xương, rối loạn tiêu hóa hay mắc những bệnh nhiễm khuẩn thì cũng dẫn tới thiếu vitamin D và bị đổ mồ hôi trộm. Biểu hiện của trẻ là đổ mồ hôi nhiều ở vùng trán, ngay cả khi thời tiết lạnh.
Chứng tăng tiết mồ hôi
Bệnh đặc trưng với bàn tay hoặc chân luôn trong tình trạng ẩm ướt do mồ hôi ra liên tục.
Hội chứng này cũng có thể gặp ở trẻ nhỏ. Đó là khi ở trong phòng mát mẻ, thoáng đãng, nhưng trẻ vẫn tiết nhiều mồ hôi.
Trẻ bị đổ mồ hôi trộm do bệnh tim bẩm sinh
Một số bệnh tim mạnh như tim, đau tim bẩm sinh cũng là nguyên nhân đổ mồ hôi trộm.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Những trẻ sinh non có thể gặp phải chứng ngưng thở khi ngủ. Hiện tượng này có thể kéo dài trong khoảng 20 giây. Khi đó da bé tái nhợt kèm theo tiếng thở khò khè và cơ thể bé tiết ra nhiều mồ hôi.
Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh SIDS
Trường hợp bé ngủ trong phòng quá nóng bức, không khí ngột ngạt sẽ có thể dẫn tới hội chứng đột tử SIDS. Phòng ngủ quá bí, khiến bé ngủ li bì, ra mồ hôi trộm nhiều và có thể ngừng thở.
Dấu hiệu trẻ bị đổ mồ hôi trộm
Mồ hôi chỉ xuất hiện ở đầu, lòng bàn tay, bàn chân, lưng, gáy, hõm nách. Những vị trí khác như bụng, cánh tay, đùi không hề có.
Mồ hôi sinh lý
Xuất hiện khi thời tiết nóng nực, mặc quá nhiều quần áo, nhà cửa chật chội, nóng bức.
Mồ hôi trộm
Xuất hiện ngay cả khi thời tiết lạnh, mặc quần áo thoáng mát. Và đặc biệt là thường xuất hiện khi trẻ ngủ. Đi kèm với nó, trẻ còn có biểu hiện bứt rứt, khó chịu, mệt mỏi, ngủ không yên giấc, hay giật mình, hay quấy khóc, biếng ăn, gây gầy sút, chậm phát triển. Có thể thấy vùng tóc dưới gáy rụng, tạo thành vệt người ta gọi đó là dấu hiệu vành khăn.
Trẻ bị đổ mồ hôi trộm sẽ gặp những hậu quả nào?
Ra mồ hôi nhiều khi ngủ sẽ cản trở giấc ngủ sâu của bé. Trẻ thường trằn trọc, khó ngủ, hay thức giấc, quấy khóc.
Ra mồ hôi nhiều khi ngủ kéo dài, gây rối loạn giấc ngủ, ảnh hưởng tới thần kinh. Mồ hôi trộm sẽ càng nhiều càng ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và thể chất của trẻ.
Ra mồ hôi nhiều khi ngủ, thân nhiệt giảm dẫn tới trẻ dễ mắc cảm lạnh và các bệnh đường hô hấp như ho vặt, viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản…
Ra mồ hôi nhiều khi ngủ làm cơ thể trở nên khô, háo, mệt mỏi, chán ăn, cơ thể suy kiệt dần, gầy mòn dẫn đến suy dinh dưỡng, còi xương, chậm lớn.
Tình trạng ra mồ hôi khi ngủ kéo dài gây mất nước qua đường mồ hôi nhiều.Trẻ dễ bị táo bón, tiểu ít, nước tiểu vàng, cơ thể nóng, nhiệt, rối loạn tiêu hóa. Điều này ảnh hưởng quá trình phát triển toàn diện của trẻ.
Ra mồ hôi nhiều còn làm lỗ chân lông giãn ra. Đây là nơi ứ đọng các chất cặn bã, dễ bị viêm nhiễm, mụn nhọt, rôm sảy, ngứa.
Điều trị cho trẻ bị đổ mồ hôi trộm
Bổ sung vitamin D
Có rất nhiều cách để bổ sung vitamin D. Bố mẹ có thể cho bé tắm nắng buổi sáng vào các khung giờ 6 đến 9 giờ (mùa hè) và từ 9 đến 10 giờ (mùa đông). Lưu ý, chỉ để da của bé tiếp xúc với ánh sáng. Không nên cho mắt trẻ tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Để cơ thể trẻ luôn thoáng mát, thoải mái
Tạo không gian rộng, thoáng mát và phòng ngủ không bí bách, ngột ngạt. Giúp trẻ vệ sinh sạch sẽ và bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố quan trọng. Phụ huynh nên cho trẻ ăn các loại rau củ quả có tính mát như bí đao, cam, rau má, cải ngọt,… Không nên cho trẻ ăn các loại thực phẩm nóng, chứa nhiều dầu mỡ để tránh ra nhiều mồ hôi, khiến trẻ ngứa và nổi mụn.
Nên đưa trẻ đi khám nếu hiện tượng mồ hôi trộm ở trẻ kéo dài kèm theo một số những biểu hiện nghiêm trọng như sốt, chậm mọc răng, chậm đi, thóp đầu chậm liền,… để được các bác sĩ điều trị kịp thời.
Lời kết
Trẻ bị đổ mồ hôi trộm không phải là vấn đề quá nghiệm trong. Phần lớn các trường hợp được chẩn đoán là do thiếu vitamin D. Vì vậy, bố mẹ hãy đặc biệt chú ý chế độ dinh dưỡng của bé. Chúc cả già đình luôn khỏe mạnh.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
Xem thêm các bài viết khác về sức khỏe trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh tại:
- Trẻ bị kém hấp thu chữa ra sao? – Những lưu ý dành cho bố mẹ
- Trẻ bị bệnh Rubella là gì? – Những lưu ý quan trọng dành cho bố mẹ
- Trẻ bị khàn tiếng có sao không? – Những điều bố mẹ cầu lưu ý
Nguồn: Tham khảo