Bà bầu bị chảy máu mũi phải làm sao?
Chảy máu mũi hay chảy máu cam là chuyện thường gặp ở các mẹ bầu, đặc biệt là ở giai đoạn từ tháng thứ 4 trở về sau. Khoảng 20% bà bầu bị chảy máu mũi, trong khi ở các phụ nữ không mang thai thì tỉ lệ đó là 6%. Vậy bà bầu bị chảy máu mũi phải làm sao?
Nếu mẹ bầu hay bị chảy máu cam thì bên cạnh những thực phẩm giàu Vitamin C nên ăn; mẹ cũng cần hạn chế các thực phẩm cay, nóng , dầu mỡ và đồ uống có caffein.
Triệu chứng bà bầu bị chảy máu mũi
Các triệu chứng bao gồm chảy máu từ một hoặc hai bên mũi, máu cũng có thể chảy xuống thành sau họng gây khạc, ho hoặc nôn ra máu. Sau khi bị chảy một lượng khá nhiều máu từ mũi, khi đi ngoài có thể thấy phân màu đen hoặc màu hắc ín; điều đó có nghĩa là mẹ bầu đã nuốt vào một lượng lớn máu.
Những trường hợp chảy máu mũi bà bầu thường quan tâm
- Bà bầu bị chảy máu trong mũi
- Bà bầu bị chảy máu cam 3 tháng cuối
- Bà bầu bị chảy máu cam nên ăn gì
- Hỉ mũi ra máu khi mang thai
- Bà bầu bị chảy máu cam tháng cuối
- Bị chảy máu cam 1 bên mũi
- Bà bầu bị chảy máu cam phải làm sao
- Sau sinh bị chảy máu mũi
Nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy máu mũi
Nguyên nhân khiến bà bầu bị chảy máu cam thường là do:
- Khi mang thai, các hormone thai kỳ gia tăng nhanh chóng.
- Khi thời tiết thay đổi hay trong giai đoạn chuyển mùa trở nên lạnh khô, bà bầu gặp phải các căn bệnh như viêm xoang; cảm cúm, dị ứng hoặc màng nhầy trong mũi bị khô do thời tiết lạnh, ngồi phòng máy lạnh,v.v… cũng đều có thể bị chảy máu cam.
- Do các chấn thương và các bệnh lý như tăng huyết áp hoặc bệnh rối loạn đông máu.
- Một số loại thuốc chống viêm không có steroid; thuốc làm thông mũi hoặc thuốc xịt mũi cũng có thể là nguyên nhân chảy máu mũi khi mang thai.
Cách chữa trị cho bà bầu bị chảy máu mũi
Mẹ bầu có thể thử những cách sau khi bị chảy máu mũi:
- Ngồi xuống và bịt mũi lại trong khoảng 10-15 phút và thở bằng miệng
- Nghiêng người về phía trước, để máu chảy xuống mũi và miệng thay vì xuống cổ họng của mẹ bầu. Cách này sẽ làm giảm lượng máu đi xuống cổ họng và dạ dày, giúp mẹ bầu hạn chế cảm giác buồn nôn.
Máu cam bình thường sẽ tự động ngừng chảy sau khoảng 20 phút. Để tình trạng không bị chảy máu cam tiếp diễn trong vòng 24 giờ tiếp theo mẹ bầu nên hạn chế:
- Tránh những vận động mạnh như tập thể dục
- Tránh thổi, ngoáy mũi hay dụi mũi mạnh
- Tránh uống rượu hoặc đồ nóng vì có thể làm giãn các mạch máu trong mũi
Bà bầu bị chảy máu mũi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bà bầu bị chảy máu cam hiếm khi gây nguy hiểm cho mẹ bầu. Tuy nhiên hiện tượng này cũng có thể làm tăng nguy cơ bị đông máu sau sinh. Một nghiên cứu cho thấy, có khoảng 10% phụ nữ bị chảy máu cam khi đang mang thai sẽ bị băng huyết sau sinh. Tương tự, hiện tượng chảy máu cũng hiếm khi ảnh hưởng đến cách sinh con. Nguy hiểm hơn, nếu mẹ bị chảy máu cam nặng và kéo dài đến 3 tháng cuối thai kỳ thì nhiều khả năng bác sĩ sẽ cân nhắc đến việc sinh mổ. Ngoài ra, chảy máu cam sẽ khiến mẹ bầu bị căng thẳng, mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Lưu ý cho bà bầu tránh bị chảy máu mũi
- Uống nhiều nước để giữ độ ẩm cho màng nhầy ở mũi
- Hít thở nhẹ nhàng
- Để miệng mở thay vì che đi khi hắt hơi
- Hạn chế tiếp xúc môi trường khô. Nếu khí hậu khô bằng cách tự tạo không khí ẩm trong nhà.
- Không nên ngủ trong phòng quá nóng
- Nên tránh xa các chất kích ứng như khói thuốc
- Dùng sáp hoặc dầu bôi có sẵn tại các nhà thuốc tây để giữ ẩm cho mũi
- Nhỏ hoặc xịt dung dịch muối loãng cũng giúp ngăn ngừa chảy máu cam
- Đừng lạm dụng quá nhiều thuốc giảm đau hoặc thuốc xịt mũi vì chúng có thể gây khô lớp nhầy và kích ứng mũi
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị chảy máu cam phải làm sao? Bà bầu bị chảy máu cam có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị chảy máu cam.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng mắt cá chân phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị thoát vị đĩa đệm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau tai phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đầy hơi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhức mũi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp