Bà bầu bị bầm tím phải làm sao?
Vết bầm tím là tình trạng da đổi màu, do vỡ mạch máu nhỏ dưới da và gây rỉ máu sau một chấn thương. Máu từ các mạch tổn thương sẽ tập trung gần bề mặt da và chúng ta nhìn thấy một vết màu xanh đen. Vết này là do các tế bào hồng cầu và thành phần của máu gây đổi màu da. Vậy bà bầu bị bầm tím phải làm sao?
Mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp tại nhà như chườm lạnh nước đá và sau đó chườm nóng, đặt vùng thâm tím lên cao nếu có thể.
Triệu chứng bà bầu bị bầm tím
Các triệu chứng thường gặp của vết bầm tím bao gồm:
- Ban đầu, một vết bầm mới có thể hơi đỏ, sau đó sẽ chuyển sang màu xanh hoặc màu tím đậm trong vòng một vài giờ và sẽ thành màu vàng hoặc xanh lá cây sau vài ngày khi vết bầm lành.
- Vết bầm tím thường nhạy cảm và thậm chí đôi khi có thể đau trong vài ngày đầu
Nguyên nhân khiến bà bầu bị vết bầm tím
- Thừa cân hoặc béo phì
- Hút thuốc lá
- Ít vận động, ngồi trong nhiều giờ, hoặc bất động
- Nếu hai chân không được vận động thường xuyên để giúp bơm máu trở lại về tim thì việc tích tụ máu ở các chân sẽ xảy ra
- Có vấn đề về tuần hoàn máu trong cơ thể.
- Có một cuộc phẫu thuật trong khi đang mang thai
- Bị rối loạn đông máu hoặc bất thường về di truyền trong cơ chế đông máu của cơ thể
- Bị tình trạng giãn tĩnh mạch nặng ở chân hay âm hộ
- Bị tiểu đường thai kỳ
- Bị mất nước cơ thể dẫn đến tình trạng không đủ lưu lượng máu
- Mắc chứng tiền sản giật hoặc có vấn đề chung liên quan đến huyết áp
- Có thai bị nhiễm trùng hoặc có những tình trạng phức tạp khác
Cách chữa trị cho bà bầu bị bầm tím
Để chữa bầm tím trên da hữu hiệu nhất, mẹ bầu cần xử lý ngay khi nó còn là một vết đỏ. Để giảm tối đa nguy cơ bầm tím cũng như giúp vết bầm tím nhanh chóng biến mất, mẹ bầu cần:
1. Chườm đá
Chườm đá lên vùng bị va đập, vùng đang bị đau nhức từ 5-10 phút. Nên chườm đá nhiều lần, giữa những lần chườm phải cách nhau khoảng 1 giờ. Chú ý khi chườm đá, không được chườm trực tiếp trên da mà cần quấn đá vào một chiếc khăn trước khi chườm. Hoặc có thể lấy khăn mặt nhúng vào nước lạnh rồi đặt lên chỗ đau.
Chú ý: Chườm đá chỉ có tác dụng trong vòng 72 giờ kể từ lúc chấn thương nên công cuộc chườm đá cần đảm bảo càng sớm càng tốt.
2. Những phương pháp khác
- Nếu chân có vết bầm tím nên kê chân lên cao khi ngồi hoặc nằm
- Nếu sau 48 giờ những vết bầm tím vẫn nên áp dụng phương pháp chữa trị bằng chườm ấm
- Trong trường hợp vết bầm tím xuất hiện ít và nhẹ, mẹ bầu có thể sử dụng hành tươi bằng cách: Giã nát củ hành tươi và đắp lên vùng da bị thâm tím sẽ làm tan những vết máu bầm hiệu quả. Lưu ý không áp dụng với vết thương hở.
Bà bầu bị bầm tím có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Cảnh báo 3 tháng cuối của thai kỳ là quãng thời gian có nhiều tai biến nhất. Trong đó, cần phải chú ý tới tiền sản giật và sản giật. Khi thai phụ lên cơn giật , cơ thể ngạt thở, cơ thể bị tím tái. Biến chứng rất nguy hiểm có thể khiến vỡ tử cung nguy hiểm tới tính mạng của mẹ và con.
Lưu ý cho bà bầu tránh bị bầm tím
Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải vết bầm tím mà mẹ cần lưu ý chẳng hạn như:
- Luyện tập thể thao nặng
- Thiếu hụt vitamin C
- Lạm dụng rượu
- Thiếu máu do thiếu sắt hoặc thiếu máu
- Một số thuốc kháng viêm có thể dễ gây bầm tím
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bị bầm tím phải làm sao? Bà bầu bị bầm tím có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị bầm tím.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng mắt cá chân phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị thoát vị đĩa đệm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau tai phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đầy hơi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhức mũi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp