Có bao nhiêu loại THUỐC CHỐNG CO THẮT ĐẠI TRÀNG đang được sử dụng hiện nay? Trong số đó, thuốc nào an toàn và hiệu quả tốt nhất? Ngoài công dụng chống co thắt đại tràng, các loại thuốc này có công dụng nào khác không và thành phần của chúng là gì? Medplus sẽ giới thiệu các thông tin chính xác về các loại viên uống chống co thắt đại tràng ngay trong nội dung bên dưới đây.
Co thắt đại tràng còn được gọi là hội chứng ruột kích thích, rối loạn chức năng đại tràng… Đây là tình trạng nhu động ruột co bóp thất thường gây đau đơn dữ dội, thậm chí có thể sờ thấy cục nổi lên dọc theo khung đại tràng. Tuy khi nội soi không tìm thấy tổn thương thực thể ở đường ruột, nhưng các triệu chứng vẫn xuất hiện thất thường, điển hình là những cơn đau quặn bụng kèm theo hiện tượng rối loạn đại tiện. Biểu hiện viêm đại tràng co thắt giống với một số bệnh về đường tiêu hóa, do đó, có rất nhiều người nhầm lẫn. Tuy nhiên, tính chất rối loạn cơ năng đã tạo nên những triệu chứng đặc trưng.
Hôm nay, Medplus sẽ gửi đến bạn danh sách các thuốc chống co thắt đại tràng hiệu quả nhất hiện nay.
Danh sách thuốc chống co thắt đại tràng tốt được tin dùng hiện nay
THUỐC CHỐNG CO THẮT ĐẠI TRÀNG nào tốt và hiệu quả hiện nay bạn có thể lựa chọn sử dụng cho bản thân? Với sự đa dạng của các loại thuốc chống co thắt đại tràng hiện nay thì chắc hẳn bạn đang có rất nhiều sự lựa chọn khi mua thuốc. Để không phải mất nhiều thời gian chọn lựa và đứng chờ để được giới thiệu ở các nơi bán thuốc, bạn có thể tham khảo các loại thuốc an toàn dưới đây.
1. Thuốc Papaverin 40mg – Viên uống chống co thắt đại tràng
Papaverin 40mg là loại thuốc chuyên được sử dụng để chống co thắt cơ trơn.
Viên uống chống co thắt đại tràng Papaverin 40mg bao gồm những thành phần nào?
Thành phần chính của thuốc:
- Papaverine
Công dụng của viên thuốc Papaverin 40mg có tốt không?
Thuốc chống co thắt đại tràng Papaverin dùng để chống co thắt cơ trơn đường tiêu hóa, đường niệu, đường mật. Bên cạnh đó, Papaverin làm thư giãn cơ tim do ức chế trực tiếp tính dễ bị kích thích của cơ tim, kéo dài thời gian trơ và làm giảm sự dẫn truyền. Tác dụng chống co thắt của papaverin trực tiếp và không liên quan tới sự phân bố thần kinh ở cơ, và cơ vẫn đáp ứng với thuốc và những kích thích khác gây co. Khi có tắc mạch, thuốc có thể tác dụng, do chống lại sự co mạch phản xạ ở mạch nhánh. Papaverin có hai cơ chế tác dụng chống co thắt, gồm ức chế phosphoryl – hóa do oxy – hóa và cản trở co cơ do calci.
Liều dùng phổ thông của viên thuốc chống co thắt đại tràng Papaverin 40mg
Thuốc được khuyến nghị sử dụng với liều lượng:
- Liều papaverin hydroclorid thường dùng đường uống cho người lớn một lần 40 – 100 mg, ngày 2 – 3 lần. Trong các trường hợp cần thiết, có thể dùng viên nang 150 mg giải phóng kéo dài, 1 viên/ lần, ngày 3 lần hoặc 2 viên 150 mg, ngày 2 lần.
Dùng thuốc papaverin 40mg một cách hết sức thận trọng cho người bệnh tăng nhãn áp, không dùng thuốc trong thời gian dài vì có thể dẫn đến phụ thuộc vào thuốc.
2. Thuốc tiêm Atropin Sulfat chống co thắt đại tràng
Thuốc tiêm Atropin Sulfat làm giảm co thắt đường tiêu hóa, bàng quang, đại tràng và ống mật.
Thuốc tiêm chống co thắt đại tràng Atropin Sulfat bao gồm những thành phần nào?
Thành phần chính của thuốc:
- Atropin
Công dụng của thuốc tiêm chống co thắt đại tràng Atropin Sulfat có tốt không?
Atropin làm giảm sự bài tiết của nhiều cơ quan, qua đó giúp kiểm soát các tình trạng như: tiết axit dạ dày quá mức và tiết dịch ở tuyến tụy quá mức; giảm dịch tiết của mũi, phổi, tuyến nước bọt, và dạ dày trước khi phẫu thuật; và làm khô chất nhầy được sản sinh quá mức liên quan đến nhiễm trùng và dị ứng, chống co thắt đại tràng.
Liều dùng phổ thông của thuốc tiêm chống co thắt đại tràng Atropin Sulfat
Thuốc được khuyến nghị sử dụng với liều lượng:
- Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh nhịp tim chậm
0,4 – 1 mg tiêm tĩnh mạch một lần. Liều lượng có hiệu quả trong khoảng này có thể được lặp lại mỗi 1 – 2 giờ khi cần thiết để đạt được nhịp tim thích hợp hoặc trong vòng 5 – 10 phút, nếu nhịp tim không đáp ứng sau liều khởi đầu.
- Liều dùng thông thường cho người lớn bị blốc nhĩ thất
0,4 – 1 mg tiêm tĩnh mạch một lần. Liều lượng có hiệu quả trong khoảng này có thể được lặp lại mỗi 1 – 2 giờ khi cần thiết để nút nhĩ thất hoạt động bình thường hoặc trong vòng 5 – 10 phút, nếu liều khởi đầu không đủ để vượt qua cơn blốc tim.
- Liều dùng thông thường cho người lớn bị ngộ độc phốt pho hữu cơ
Các triệu chứng nhẹ khi tiếp xúc với chất độc thần kinh (khí độc) hoặc thuốc trừ sâu:
Bơm tiêm tự động AtroPen vào giữa đùi 2 mg/0,7 mL (màu xanh), tiếp theo 2 liều bổ sung 2 mg/0,7 mL AtroPen trong 10 phút sau khi tiêm mũi đầu tiên.
Các triệu chứng nghiêm trọng khi tiếp xúc với chất độc thần kinh (khí độc) hoặc thuốc trừ sâu:
Bơm tiêm tự động thuốc vào giữa đùi 3 mũi tiêm 2 mg/0,7 mL (màu xanh) nhanh liên tiếp.
- Liều dùng thông thường cho người lớn bị ngộ độc chất kháng mem Cholinesterase
2 – 3 mg tiêm tĩnh mạch một lần. Liều dùng có thể được lặp lại khi cần thiết để ngăn ngừa hoặc điều trị các dấu hiệu đối giao cảm, hôn mê, và/hoặc trụy tim mạch.
3. Thuốc chống co thắt đại tràng – Viên uống Mebeverine
Mebeverine là một loại thuốc làm giãn trực tiếp cơ ruột.
Thuốc viên Mebeverine bao gồm những thành phần nào?
Thành phần chính của viên uống:
- Mebeverine
- Dạng viên nang, hàm lượng 200 mg
- Dạng viên nén, hàm lượng 25 mg, 50 mg, 100 mg, 135 mg, 150 mg
Công dụng của viên thuốc chống co thắt đại tràng Mebeverine
Mebeverine có tác dụng làm giãn cơ ruột (hay còn gọi là thuốc chống co thắt). Thuốc được chỉ định trong các trường hợp sau:
- Hội chứng ruột kích thích
- Táo bón do đại tràng co thắt kém
- Kích thích đại tràng mãn tính
- Viêm đại tràng co thắt
- Chứng co thắt dạ dày ruột thứ phát
Liều dùng khuyến nghị của viên thuốc Mebeverine
Thuốc được khuyến nghị sử dụng với liều lượng:
- Liều dùng thông thường cho người lớn mắc hội chứng ruột kích thích, co thắt đường tiêu hóa:
Đối với dạng hydrochloride, bạn dùng 135 mg hoặc 100 mg uống 3 lần/ngày.
Đối với dạng bào chế phóng thích biến đổi, bạn dùng 200 mg 2 lần/ngày.
Đối với dạng embonate, bạn dùng 150 mg uống 3 lần/ngày.
- Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc hội chứng ruột kích thích, co thắt đường tiêu hóa:
Đối với dạng hydrochloride:
Trẻ 3-4 tuổi: bạn cho trẻ uống 25 mg;
Trẻ 4-8 tuổi: bạn cho trẻ uống 50 mg;
Trẻ 8-10 tuổi: bạn cho trẻ uống 100 mg;
Trẻ trên 10 tuổi: bạn cho trẻ uống 135-150 mg.
Tổng kết
Danh sách các loại THUỐC CHỐNG CO THẮT ĐẠI TRÀNG phía trên là những loại thuốc tốt và an toàn hiện nay. Thuốc được cấp phép lưu hành và sử dụng bởi Bộ y tế nên bạn có thể tin tưởng về hiệu quả của chúng. Tuy nhiên, công dụng chống co thắt đại tràng và bổ sung dưỡng chất có hiệu quả hay không phụ thuộc vào sự tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia. Mong rằng bạn có thể chọn được một loại thuốc phù hợp khi gặp vấn đề về đại tràng từ bài viết trên.
Xem thêm
- Tủ thuốc cung cấp kiến thức cho cả gia đình
- TOP 4+ thuốc chống dị ứng thời tiết tin dùng nhất 2020
- TOP 4+ thuốc chống đông máu tốt khuyên dùng năm 2020
- TOP 6+ thuốc chống đột quỵ Nhật được tin dùng năm 2020
- TOP 5+ thuốc chống đột quỵ của Mỹ tốt và hiệu quả nhất