Bà bầu bị rụng lông mi phải làm sao?
Rụng lông mi là tình trạng xuất hiện ở tất cả mọi người vì đây là quá trình tự nhiên của cơ thể. Vậy bà bầu bị rụng lông mi phải làm sao?
Mẹ bầu bị rụng lông mi được khuyên nên bổ sung các dưỡng chất như Protein, Vitamin A, C, sắt, B12,v.v.. để hỗ trợ mọc lông, tóc và đảm bảo sức khoẻ của mẹ.
Triệu chứng bà bầu bị rụng lông mi
Nhìn chung, trong thời kỳ mang thai lông mi của bà bầu có rụng nhưng ít và chúng thường mọc nhiều hơn vào giữa và cuối thai kỳ. Tuy nhiên, sau khi sinh các bà mẹ thường bị rụng lông và tóc trong một vài tháng vì lượng oestrogen lại trở về mức độ bình thường.
Tác hại của rụng lông mi với mẹ bầu
Đôi khi rụng lông mi được coi là hiện tượng bình thường của cơ thể. Nhưng đôi khi nó cũng là phản ứng của cơ thể trước một thói quen xấu như: bứt lông mi, dụi mắt. Điều này khiến cho các nang lông tại đây bị tổn thương, lâu dần sẽ bị thưa và rụng dần đi.
Nguyên nhân khiến bà bầu bị rụng lông mi
Ở phụ nữ mang thai, hiện tượng rụng lông mi sẽ xảy ra nhiều hơn. Có thể là do những nguyên nhân dưới đây:
- Thay đổi nội tiết tố: Các hormone progesterone và estrogen tăng một cách nhanh chóng khiến các bà mẹ đối mặt với những triệu chứng như khó ăn, khó ngủ. Bên cạnh đó, da mặt sẽ dễ bị sạm đen, nổi mụn, rụng tóc, rụng lông mi,v.v…
- Rối loạn tuyến giáp, cường giáp, suy giáp là những trường hợp có thể ảnh hưởng đến nang lông, gây rụng lông mi.
- Thiếu dưỡng chất: Việc ăn uống trở nên khó khăn hơn khi ốm nghén, vì thế nhiều mẹ bầu bị thiếu hụt chất dinh dưỡng. Điều này cũng là nguyên nhân khiến lông mi rụng khi mang thai.
- Cơ thể mệt mỏi, căng thẳng: Điều này khiến cho máu lưu thông đến các nang lông lưu thông không tốt dễ gây rụng tóc, rụng lông mi.
Những trường hợp rụng lông mi bà bầu thường quan tâm
- Lông mi rụng nhiều là bệnh gì
- Dưỡng mi
- Mọc lông mi
- Mi bị rụng có mọc lại không
Cách chữa trị cho bà bầu bị rụng lông mi
Có rất nhiều cách để cải thiện tình trạng rụng lông mi, mẹ bầu có thể áp dụng những phương pháp đơn giản sau:
- Tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết trong thực đơn hàng ngày như: Biotin, Protein, Vitamin A, C, sắt, B12
- Luôn giữ tinh thần thoải mái, sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc, tránh căng thẳng.
- Ngoài ra, mẹ bầu có thể kích thích mọc lông, tóc bằng cách sử dụng các loại tinh dầu tự nhiên như dầu oliu, dầu thầu dầu, dầu dừa,…. Chỉ cần thoa một lượng vừa đủ những tinh dầu này lên vùng lông mi. Sau đó, massage nhẹ nhàng khoảng 15- 20 phút. Rồi sửa mặt lại với nước sạch.
Bà bầu bị rụng lông mi có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Khi mang thai, em bé của mẹ bầu cần một nguồn năng lượng lớn để phát triển, bao gồm cả các tế bào lông, tóc. Tuy nhiên, cơ thể của mẹ bầu sẽ ưu tiên nhu cầu này của em bé hơn nhu cầu của mẹ. Mặc dù không gây hại đến sức khỏe thai nhi. Nhưng rụng lông mi sẽ khiến mẹ bầu bị căng thẳng, mệt mỏi. Căng thẳng kéo dài sẽ dẫn đến:
- Thai nhi nhẹ cân
- Trẻ chậm phát triển não bộ
- Trẻ bị rối loạn giấc ngủ
- Trẻ bị mắc chứng rối loạn hành vi
- Trẻ bị dị tật
Lưu ý cho bà bầu tránh bị rụng lông mi
Theo các chuyên gia y tế khuyến cáo, mẹ bầu không nên sử dụng bất kỳ loại thuốc kích thích mọc lông, mọc tóc. Ngay cả khi thuốc đó chỉ dùng để bôi ngoài ra và được quảng cáo có chiết xuất từ thiên nhiên.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị rụng lông mi phải làm sao? Bà bầu bị rụng lông mi có ảnh hưởng đến thai nhi không? Và những lưu ý khi mẹ bầu bị rụng lông mi.
Medplus hy vọng các bà bầu đã có thêm những kiến thức cần thiết để quá trình mang thai được hiệu quả và dễ dàng nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm bài viết:
- Bà bầu bị ngứa mắt phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị thoái hóa đốt sống cổ phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị sưng mắt cá chân phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị thoát vị đĩa đệm phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đau tai phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị đầy hơi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
- Bà bầu bị nhức mũi phải làm sao? Có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Nguồn: Tổng hợp