Trẻ sơ sinh bị rộp môi có sao không?
Môi bé bị rộp trắng là hiện tượng thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là các bé sơ sinh. Biểu hiện cụ thể với những đốm rộp hơi nhô lên, màu trắng. Xuất hiện nhiều ở lưỡi, trên nướu hoặc lớp niêm mạc lót khoang miệng của bé. Có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó phổ biến nhất là do trẻ sơ sinh thường dùng môi cả môi và lợi mút chặt đầu ti hoặc núm vú. Khiến lớp biểu bì ở môi cọ xát mạnh, phồng rộp lên và tạo nên các lớp màng màu trắng. Vậy trẻ sơ sinh bị rộp môi phải làm sao?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ bị rộp môi là hiện tượng thông thường. Không gây nguy hại cho sức khỏe hay khiến bé khó chịu. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cũng không nên chủ quan mà phải chú ý theo dõi tình hình của bé và có biện pháp cải thiện, nhất là trong trường hợp vết rộp nhiều, xuất hiện dày đặc, bé quấy khóc nhiều hơn, bị sốt hay biếng ăn…
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị rộp môi
Các thói quen xấu của trẻ: Bé thường xuyên có các thói quen như mút ngón tay, bú bình, đẩy lưỡi…sẽ khiến cấu trúc răng trẻ trở nên lệch lạc và gây viêm nhiễm vùng niêm mạc quanh miệng, lưỡi, môi và nướu làm xuất hiện các vết rộp trắng ở bé.
1. Chế độ ăn uống không hợp lý:
Bố mẹ thường xuyên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt như bánh, kẹo…hoặc các thực phẩm có tính nhiệt như hạt dẻ, khoai tây…cũng có thể là nguyên nhân trực tiếp khiến trẻ bị nổi các rộp trắng trong miệng. Các chuyên gia dinh dưỡng đã khuyến cáo các bậc phụ huynh nên chú ý trong việc cân bằng dinh dưỡng cho trẻ trong các bữa ăn hàng ngày.
2. Trẻ chăm sóc răng miệng kém:
Ở độ tuổi này, hầu hết các bé không ý thức được tầm quan trọng của việc vệ sinh răng miệng. Bên cạnh đó, các phụ huynh thường không quan tâm và hướng dẫn trẻ chăm sóc răng miệng đúng cách khiến vi khuẩn có cơ hội phát triển và gây ra các bệnh về răng miệng, trong đó có tình trạng bé bị rộp trắng trong miệng.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị rộp môi
1. Chú ý vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ nhỏ
Một trong những nguyên nhân khiến môi trẻ sơ sinh bị rộp trắng là do việc vệ sinh cho bé không được chú trọng hoặc thực hiện không đúng cách. Trong trường hợp này, mẹ nên kiểm tra kỹ tình trạng khoang miệng của bé, thường xuyên sử dụng gạc y tế để làm sạch răng, khoang miệng, nhất là sau khi bé bú hoặc uống sữa. Bên cạnh đó, cũng nên hạn chế hôn môi trẻ để ngăn ngừa vi khuẩn từ người lớn truyền sang cho trẻ, vệ sạch đầu ti, bình bú trước khi cho trẻ bú sữa…
2. Cho trẻ bú, ăn uống đúng cách
Nếu môi bé bị rộp trắng khi đang trong thời gian ăn dặm thì bố mẹ cũng nên lưu ý cho bé bú và ăn uống đúng cách. Ngoài đảm bảo bé há miệng to, môi khi bị chà xát nhiều khi bú thì cũng nên cho bé ăn những thức ăn mềm, lỏng. Bên cạnh đó cũng nên tránh những thức ăn mặn hay chua khiến vết rộp bị tổn thương nặng thêm.
3. Đưa trẻ đến địa chỉ nha khoa uy tín để điều trị
Còn trong trường hợp trẻ sơ sinh bị rộp môi kèm theo các dấu hiệu như môi tấy đỏ, loét, bé khó chịu, quấy khóc nhiều, bỏ bú… thì bố mẹ nên đưa bé đến trung tâm nha khoa càng sớm càng tốt để bác sĩ thăm khám và có tư vấn điều trị kịp thời.
Trẻ sơ sinh bị rộp môi cần gặp bác sĩ ngay nếu:
- Bé bị sụt cân bất thường
- Đau bụng
- Sốt cao kéo dài
- Có chất nhầy hoặc máu trong phân của bé
- Xuất hiện các vết loét quanh hậu môn của bé
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ sơ sinh bị rộp môi phải làm sao? Trẻ bị rộp môi có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp