Trẻ nhỏ bị thiếu Kẽm có sao không?
Kẽm rất cần thiết cho hoạt động của hệ thống miễn dịch. Ở Việt Nam hiện nay cứ 10 trẻ dưới 5 tuổi lại có đến 7 trẻ thiếu kẽm. Khi mà chất lượng dinh dưỡng không đảm bảo kèm theo trẻ biếng ăn thì khó tránh khỏi tình trạng thiếu hụt kẽm. Vậy trẻ nhỏ bị thiếu Kẽm có sao không?
Khi trẻ có các biểu hiện như biếng ăn, nôn không rõ nguyên nhân, khó ngủ, thức giấc, chậm phát triển thể lực, giảm trí nhớ, v.v.. Phụ huynh nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để xét nghiệm tình trạng thiếu kẽm cụ thể và có phương pháp bổ sung phù hợp.
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị thiếu Kẽm
- Suy dinh dưỡng nhẹ và vừa
- Chậm tăng trưởng chiều cao
- Trẻ chán ăn hoặc giảm ăn, giảm bú
- Trẻ không ăn thịt cá, chậm tiêu, táo bón nhẹ, buồn nôn và nôn kéo dài
- Trẻ thường khó ngủ về đêm, thức giấc nhiều lần
- Các bệnh nhiễm trùng tái diễn thường xuyên ở đường hô hấp, viêm đường tiêu hóa, viêm da, viêm niêm mạc,v.v…
- Trẻ có những vết thương lâu lành, hay bị dị ứng, tóc giòn dễ gãy, móng giòn, yếu.
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị thiếu Kẽm
Trẻ bị thiếu kẽm thường dễ bị nhiễm trùng, cảm lạnh và cảm cúm, nó còn là một trong những lý do chính gây ra rụng tóc. Nghiêm trọng hơn, thiếu kẽm làm cản trở các kỹ năng nhận thức và tổn thương hệ thống thần kinh. Thậm chí, thiếu kẽm gây ra chứng khó đọc. Ngoài ra, thiếu kẽm ảnh hưởng đến vị giác và khứu giác khiến trẻ không có cảm giác ngon miệng khi ăn. Trẻ chậm phát triển thể chất đặc biệt là chiều cao.
Cách điều trị cho trẻ nhỏ bị thiếu Kẽm
- Nguồn thực phẩm giàu kẽm như là: tôm đồng, lươn, hàu, sò, gan lợn, sữa, thịt bò, lòng đỏ trứng, cá, đậu nành, các hạt có dầu (hạnh nhân, hạt điều, đậu phộng), cùi dừa già, khoai lang…
- Để trẻ hấp thụ kẽm tốt nhất nên bổ sung vitamin C qua các loại trái cây tươi giàu lượng vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi, v.v…
- Với trẻ biếng ăn, đặc biệt trẻ bị ốm nên uống bổ sung một số sản phẩm bổ sung vi chất kẽm kết hợp với Lysine, Taurine, Vitamin nhóm B. Tuy nhiên cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị thiếu Kẽm
Theo khuyến cáo của tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), nhu cầu kẽm cho trẻ tùy thuộc vào mỗi độ tuổi.
- Trẻ em dưới 3 tháng: 3 mg kẽm mỗi ngày
- Trẻ từ 5 tháng – 12 tháng tuổi: 5 – 8 mg/ngày
- Trẻ từ 1 tuổi – 10 tuổi: khoảng 10 – 15 mg/ngày
Lưu ý: Với trẻ dưới 6 tháng tuổi nguồn kẽm tốt nhất và dễ hấp thu nhất chính là sữa mẹ
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị thiếu Kẽm
- Khuyến khích chế độ ăn đa dạng thực phẩm trong bữa ăn của trẻ, sử dụng thực phẩm giàu kẽm
- Nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng và tiếp tục cho trẻ bú đến 24 tháng
- Tăng khả năng hấp thụ kẽm bằng các thực phẩm có nhiều vitamin C như rau xanh, hoa quả
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị thiếu Kẽm phải làm sao? Trẻ nhỏ bị thiếu Kẽm có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ nhỏ bị loạn thị có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị viêm da cơ địa có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ nhỏ bị lưỡi ngắn có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ nhỏ bị điếc một bên có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị đụng đầu có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị suy thận có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ nhỏ bị tóc bạc có sao không? Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp