Thịt vịt tẩm mè là món ăn đơn giản dễ làm nhưng không kém phần ngon miệng và dinh dưỡng cho cả nhà. Chỉ với một vài nguyên liệu dân dã đã có ngay một món ăn cực kì ngon. Vậy nếu bạn muốn chiêu đãi cả nhà món ăn này hãy cùng Medplus vào bếp nhé.
Thành phần nguyên liệu cho món thịt vịt tẩm mè
- Thịt vịt 500 gr (Thăn thịt vịt)
- Mè trắng 45 gr
- Bột chiên giòn 1 gói
- Dầu ăn 1 chén
- Tương ớt 2 muỗng canh
- Hạt nêm 1/2 muỗng cà phê
- Tiêu 1/4 muỗng cà phê
- Bột ngọt 1/2 muỗng cà phê
- Đường trắng 1/4 muỗng cà phê
- Muối 1/2 muỗng cà phê
Mẹo chọn nguyên liệu cho món thịt vịt tẩm mè thêm hấp dẫn
- Nên chọn con vịt vừa tầm, nặng, chắc thịt.
- Nên chọn con da còn trơn nhờn, thịt không có mùi khác lạ.
- Không chọn những con vịt nhỏ mọc chưa đủ lông
- Nên chọn vịt đực, vì nó dày mình và đậm thịt hơn so với vịt cái.
Khi mua vịt đã làm sẵn, bạn cần kiểm tra kỹ, nếu vịt bị bơm nước, khi dùng tay
Thịt vịt quá béo sẽ làm món ăn bị béo ngậy dễ ngán.
Mua tại những cửa hàng bán đồ thực phẩm sạch, siêu thị để đảm bảo nguồn gốc cũng như đảm bảo chất lượng.
Cách làm món thịt vịt tẩm mè
Bước 1
Thăn thịt vịt mua về rửa sạch, cắt miếng dày 3,4mm. Mè trắng cho vào 1 chén, bột chiên xù cho vào 1 chén khác.
Nếu bạn không tự lọc được thịt vịt có thể nhờ người bán hàng nhé!
Bước 2
Ướp thịt với 1/2 muỗng cà phê hạt nêm và 1/4 muỗng cà phê tiêu, 1/2 muỗng cà phê muối, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, 1/4 muỗng cà phê đường, để 20 phút cho thịt ngấm.
Bước 3
Nhúng ngập miếng thịt trong bột chiên xù rồi lăn qua một lớp mè trắng bên ngoài.
Bước 4
Sau đó, cho dầu ăn vào nồi, chiên vàng đều các mặt. Vớt thịt ra để giấy thấm bớt dầu
Bước 5
Cuối cùng bày ra đĩa, trang trí tùy thích, ăn kèm tương ớt nhé!
Múc thịt vịt tẩm mè ra đĩa, làm món mặn ăn với cơm nhé!
Mẹo khử mùi hôi thịt vịt để món thịt vịt tẩm mè thêm ngon miệng
Khử mùi hôi của vịt bằng chanh
Bạn chỉ cần dùng chanh xát trực tiếp lên vịt, mùi hôi sẽ biến mất ngay. Đây là cách làm đơn giản nhất mà bất cứ ai cũng có thể làm.
Khử mùi hôi của vịt bằng giấm
Nếu không có chanh, bạn có thể khử mùi hôi của vịt bằng giấm. Hòa muối và giấm với nhau với một lượng vừa đủ, sau khi đã sơ chế vịt sạch sẽ, xát thật kỹ cả bên trong và bên ngoài con vịt nhiều lần, khi ăn sẽ không còn thấy mùi hôi của vịt nữa.
Khử mùi hôi của vịt bằng gừng
Để món vịt không bị hôi, trước khi luộc nên bóp với chút muối, tiêu, gừng đập dập, có thể cả chút rượu trắng, để chừng 30 phút rồi rửa sạch, để ráo, đem luộc.
Cho một miếng gừng đập dập vào nồi luộc. Như vậy vịt sẽ hết mùi hôi mà món vịt của bạn luôn thơm ngon, hấp dẫn.
Công dụng món thịt vịt tẩm mè
Thịt vịt
Trong 100 g thịt vịt có khoảng 25 g protein (cao hơn nhiều so với thịt bò, heo, dê, cá, trứng). Hàm lượng các chất dinh dưỡng như canxi, phốtpho, sắt, vitamin (B1, B2, A, D, E), acide nicotic… cũng rất cao.
Các chất này có tác dụng bồi bổ cơ thể và tăng cường sức khỏe
- Người bị thiếu máu, suy nhược cơ thể
- Đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn ói, phù nề, tiểu ít
- Phù nề, dùng cho các trường hợp phù ứ nước trong người
- Giúp chữa tăng huyết áp, đau đầu, chóng mặt, tâm phiền, bị mất ngủ, hay quên
Ăn thịt vịt ít nhất một lần trong tuần sẽ giúp cơ thể bổ sung chất dinh dưỡng, ổn định tinh thần, kéo dài cuộc sống.
Mè trắng
Mè có vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng kiện tỳ ích vị.
Hạt mè chứa các thành phần dinh dưỡng gồm protid, lipid, glucid, xơ, vitamin B1, B2, PP, E. Các chất khoáng như: Ca, P, K, Na, Mg, Fe, Zn, Se, Cu, Mn…
- Giúp hạ huyết áp
- Giúp giảm, trì hoãn bệnh Alzheimer
- Giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh xơ vữa động mạch
- Bổ xương và trị thái hóa khớp
Cách bảo quản thịt vịt
Thịt vịt tươi sống cần được bảo quản ở mức nhiệt độ 2 độ C đối với bảo quản mát
Xấp xỉ ớ mức -25 độ C đối với bảo quản thịt đông. Khi bảo quản cần kiểm tra nhiệt độ thường xuyên để đảm bảo thịt luôn tươi.
Đối với bảo quản mát thịt được giữ lạnh chỉ có thể dùng trong vòng từ 1 đến 4 ngày.
Để đảm bảo an toàn thực phẩm cũng như bảo quản trong thời gian dài thì cần bao bọc thịt thật kỹ và không bị lây nhiễm vi khuẩn gây bệnh.
Thường hay sử dụng màng bọc thực phẩm hoặc giấy bạc để bọc kín thịt.
Khi bao bọc thịt, cần chú ý bọc thật chặt, tránh không cho không khí lọt vào bên trong để miếng thịt không có nhiều lớp đá bám vào.
Lưu ý khi sử dụng thịt vịt tẩm mè
Do thịt vịt có tính hàn, tác dụng bổ âm, nên những người dương hư, tỳ vị yếu, lạnh bụng, tiêu lỏng
Người bị ngoại cảm chưa khỏi hẳn, tạm thời chưa nên ăn. Không nên ăn thịt vịt cùng với hồ đào (quả óc chó), mộc nhĩ, thịt ba ba, thịt rùa đen.
Bao gồm những người:
- Người đang bị cảm
- Người đang bị ho
- Người bị bệnh gout
- Người có hệ tiêu hóa kém
- Người có thể chất yếu, lạnh
Món thịt vịt tẩm mè là món ăn đơn giản dễ làm. Chỉ với vài nguyên liệu đơn giản bạn đã có ngay món ăn để lấy lòng cả nhà rồi đấy. Hãy cùng đổi gió với món ăn này nhé. Đừng quên ghé Medplus để cập nhật những kiến thức hữu ích cho sức khỏe nhé.
Bạn có thể tham khảo một số bài viết khác tại đây:
- Đậu đũa xào thịt vịt món ăn đơn giản nhưng rất là đưa cơm đấy nhé
- Pizza thịt vịt hun khói cực ngon cực dễ làm ngay tại nhà
- Bữa ăn dân dã với món măng nhồi thịt vịt, đậm đà vị quê
- Vịt kho khóm chua chua ngọt ngọt ăn ngon đã miệng
- Nấm rơm hấp trứng muối thơm ngon bổ dưỡng, thanh mát
- Trứng vịt cuộn nấm kim châm món ăn bổ dưỡng cho ngày bận rộn
Nguồn: Tổng hợp