Trẻ nhỏ bị phỏng dạ có sao không?
Trẻ bị phỏng dạ hay còn gọi là thủy đậu, thường xuất hiện vào những lúc thời tiết chuyển mùa, không khí nóng ẩm. Phỏng dạ nếu không được vệ sinh đúng cách, điều trị kịp thời sẽ khiến trẻ bị bội nhiễm và để lại sẹo xấu trên da. Vậy trẻ nhỏ bị phỏng dạ phải làm sao?
Để phòng ngừa bệnh phỏng dạ (thủy đậu) cha mẹ nên tiêm vắc xin phòng bệnh cho bé ngay từ khi mới sinh, đồng thời bảo vệ trẻ khỏi các tác nhân gây hại từ môi trường xung quanh để ngăn ngừa sự tấn công của vi khuẩn, virus gây bệnh.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị phỏng dạ
Bệnh phỏng dạ ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây nên. Đây là loại virus rất dễ lây lan với tốc độ nhanh, thường lây qua việc tiếp xúc với da thịt hoặc nước bọt.
Bệnh phỏng dạ đến nay chưa có miễn dịch, phần lớn trẻ trong độ tuổi từ 1-10 tuổi sẽ có nguy cơ mắc phải. Phỏng dạ là bệnh lành tính với trẻ, ít có biến chứng như viêm não, viêm phổi. Nếu trẻ khỏi bệnh sẽ có miễn dịch suốt đời, bệnh không tái phát trở lại nữa.
Dấu hiệu ở trẻ nhỏ bị phỏng dạ
Bệnh phát triển trong vòng 10-21 ngày sau khi tiếp xúc với người bị nhiễm bệnh. Trước khi xuất hiện phát ban, trẻ sẽ có một số biểu hiện như :
- Sốt nhẹ.
- Ăn mất ngon.
- Đau đầu nhẹ.
- Mệt mỏi.
Khi phát ban xuất hiện, nó thường đi trải qua 3 giai đoạn :
- Các nốt hồng ( ửng đỏ) nổi lên, ngứa da.
- Các mụn nước trở lên to hơn, căng do chứa đầy chất lỏng bên trong và sắp vỡ ra, rò rỉ chất lỏng.
- Mụn nước là vỡ ra, đóng vảy cứng, hơi thâm lại.
Những đốm mụn nước chỉ xuất hiện lẻ tẻ trên một số bộ phận của cơ thể. Trường hợp nặng, lây lan ra toàn bộ cơ thể, cổ họng, mắt và màng nhầy của niệu đạo, hậu môn và âm đạo. Ngoài ra, những mụn nước mới lại xuất hiện trong vài ngày.
Biến chứng khi trẻ nhỏ bị phỏng dạ
Bỏng dạ là bệnh nhẹ và sẽ dần tự biến mất, chỉ một số ít trường hợp gây ra biến chứng, thậm chí là tử vong. Các biến chứng có thể là :
- Mất nước.
- Nhiễm trùng (ở da, mô mềm dưới da, xương khớp hoặc máu).
- Viêm phổi.
- Viêm não.
- Hội chứng sốc nhiễm độc (Toxic shock).
- Hội chứng Reye.
Cách điều trị khi trẻ nhỏ bị phỏng dạ
Khi trẻ có dấu hiệu bội nhiễm gây mưng mủ ở da, sốt cao, hãy cho trẻ đi khám ngay lập tức để được xử lý kịp thời.
Bên cạnh đó, một số biện pháp cần thiết mà cha mẹ nên áp dụng ngay cho bé đó là:
- Cách ly bé để đề phòng bệnh lây lan.
- Nơi ở của trẻ cần thông thoáng nhưng tránh gió lùa.
- Vệ sinh da bé hàng ngày, không kiêng tắm như nhiều thông tin truyền miệng.
- Không để trẻ gãi vì sẽ làm vỡ mụn nước gây viêm nhiễm và lây lan sang các vùng da xung quanh.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho trẻ, đặc biệt là hoa quả, rau xanh để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Cha mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc kháng sinh, thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Trẻ nhỏ bị phỏng dạ nên gặp bác sĩ nếu:
- Phát ban lây lan đến mắt.
- Các nốt phát ban được rất đỏ, ấm, dễ vỡ – dấu hiệu của nhiễm trùng.
- Các phát ban kèm theo chóng mặt, mất phương hướng, nhịp tim nhanh, khó thở, run, ho, nôn mửa, cứng cổ hoặc sốt cao hơn 39 độ C.
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị phỏng dạ phải làm sao? Trẻ nhỏ bị phỏng dạ có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp