Trẻ sơ sinh bị co giật có sao không?
Nếu trẻ có bất thường trong não, con bạn có thể bị co giật. Trong cơn co giật, con bạn có thể co gồng toàn thân. Trẻ có thể lặp lại các động tác như đánh vào xung quanh hoặc nghiến răng, trợn mắt. Nếu quan sát khuôn mặt trẻ, bạn có thể thấy môi trẻ tím hoặc xanh tái. . Vậy trẻ sơ sinh bị co giật phải làm sao?
Các cơn co giật thường không gây hại cho não của trẻ trừ khi chúng kéo dài. Hầu hết các cơn co giật chỉ xảy ra trong vài phút.
Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị co giật
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ có giật. Đôi khi co giật là do tổn thương não như:
- Thiếu oxy cung cấp cho não trong khi trẻ được sinh ra.
- Chấn thương đầu.
- Dị tật bẩm sinh.
- Viêm màng não.
- Những bệnh lí liên quan đến rối loạn chuyển hóa trong cơ thể như không thể chuyển hóa đường, đạm hay chất béo.
- Mẹ dùng thuốc lúc mang thai.
Dấu hiệu ở trẻ sơ sinh bị co giật
Triệu chứng cơn giật:
- Có cử động bất thường hoặc thay đổi trương lực cơ của thân và chi với các biểu hiện như: Co giật toàn thân hoặc khu trú, xuất hiện cơn co cứng hoặc giảm trương lực cơ toàn thân;
- Có cử động bất thường ở vùng mặt, miệng, lưỡi,…;
- Có cử động bất thường ở vùng mắt.
Triệu chứng khác:
- Thóp phồng
- Suy hô hấp với các biểu hiện như tím tái, khó thở, ngừng thở;
- Thiếu máu
- Tổn thương thần kinh khu trú: Liệt dây thần kinh sọ não hay các chi;
- Sốt và các biểu hiện của tình trạng nhiễm trùng
- Vòng đầu của trẻ to hoặc nhỏ bất thường.
Bố mẹ nên làm gì khi trẻ sơ sinh bị co giật
Xử trí co giật ban đầu rất quan trọng vì có thể giúp trẻ tránh nguy cơ hít sặc dẫn đến tử vong. Bạn nên lưu ý đến những lời khuyên sau đây:
- Đặt con bạn nằm nghiêng một bên trên mặt phẳng.
- Giữ trẻ tránh xa những vật dụng hay môi trường có thể gây thương tích như cầu thang hoặc vật sắc nhọn, ổ điện …
- Không cho con bạn ăn bất cứ thứ gì cho đến khi trẻ hoàn toàn tỉnh táo.
- ĐỪNG bỏ bất cứ thứ gì vào miệng con bạn cũng như cố giữ lưỡi của trẻ. Điều đó là không cần thiết, đôi khi lại gây hại cho trẻ.
Cách điều trị cho trẻ sơ sinh bị co giật
Hầu hết trẻ không cần phải điều trị gì trong lúc co giật. Bởi vì đa số cơn co giật chỉ kéo dài vài phút. Một vài trường hợp, những cơn co giật có thể kéo dài hơn 15 phút. Đối với những cơn co giật này, các Bác sĩ sẽ cho con bạn dùng thuốc chống co giật.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra co giật mà trẻ sẽ cần được điều trị bằng nhiều cách khác nhau. Nếu trẻ được chẩn đoán động kinh, Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc cần thiết để ngăn ngừa co giật cho trẻ. Ngoài ra, nếu trẻ có tổn thương ở não, có thể trẻ cần phải phẫu thuật. Kháng sinh là lựa chọn điều trị khi trẻ có viêm màng não do vi trùng.
Trẻ sơ sinh bị co giật cần gặp bác sĩ ngay nếu:
Gọi xe cứu thương hoặc đưa trẻ đến khám bệnh viện ngay nếu:
- Cơn co giật kéo dài hơn 5 phút.
- Trẻ bị chấn thương trong cơn co giật.
- Con bạn khó thở sau cơn co giật.
- Một cơn co giật khác xảy ra ngay sau đó.
- Đây là lần đầu tiên con bạn bị co giật.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ bị co giật phải làm sao? Trẻ bị co giật có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp