Trẻ bị đau đầu có sao không? Nguyên nhân trẻ bị đau đầu
Trẻ bị đau đầu có sao không?
Chăm sóc trẻ bị đau đầu trước tiên bạn cần xác định được nguyên nhân. Đau đầu có thể là dấu hiệu của một loạt những bệnh khác nhau. Các cơn đau đâu đa phần chỉ kéo dài từ 1-2 ngày sẽ tự khỏi. Một số khác cần có sự chăm sóc từ người thân kèm với thuốc. Số ít còn lại thuộc dạng nguy hiểm, cần phải có can thiệp y tế. Đa phần các trường hợp trẻ bị đau đầu có thể tự chăm sóc tại nhà.
Nguyên nhân trẻ bị đau đầu
Chăm sóc trẻ bị đau đầu dĩ nhiên không nên bỏ qua nguyên nhân gây bệnh. Việc xác định có thể dựa vào việc quan sát những thay đổi trong thói quen hằng ngày của trẻ. Nếu khó khăn, bạn nên tìm đến bác sĩ để việc chẩn đoán được chính xác.
Bé sẽ thường có cảm giác như đau đớn, đau nhói hoặc đau như búa bổ. Cơn đau có thể chỉ kéo dài trong một vài phút nhưng cũng có thể kéo dài lâu hơn.
Trẻ bị đau đầu có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến là do:
- Căng thẳng
- Bỏ bữa
- Mất nước (thường gây nhức đầu ở trẻ em và người lớn)
- Khóc quá nhiều.
Để xác định được nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em thì bạn cần hiểu về những loại nhức đầu thường gặp.
Những dấu hiệu cần lưu khí trẻ trẻ bị đau đầu
Đau đầu ở trẻ em thường là do chứng đau nửa đầu, căng thẳng và mất nước. Tuy nhiên, nếu bé có các triệu chứng sau thì bạn nên quan tâm:
- Xảy ra thường xuyên trong tháng
- Bé thường đau khi tỉnh dậy và cơn đau không biến mất dù bé đã ngủ đủ giấc
- Đau dai dẳng
- Càng ngày càng đau dữ dội hơn
- Đau đầu đi kèm với các triệu chứng như sốt, đau cổ, buồn nôn, giảm thị lực…
- Mất ý thức.
Nếu bé có các dấu hiệu trên, bạn nên đưa bé đến bệnh viện để được khám và điều trị ngay nhé.
Hướng dẫn chăm sóc trẻ bị đau đầu nhanh chóng ngay tại nhà
Phương pháp chăm sóc trẻ bị đau đầu phổ biến nhất
- Nếu bé bị đau đầu do căng thẳng hoặc bị chứng đau căng đầu, hãy cho bé nghỉ ngơi.
- Thuốc giảm đau ibuprofen hoặc acetaminophen thường được dùng để dùng để điều trị đau đầu cho trẻ em. Tuy nhiên, bạn không nên cho bé dùng aspirin. Cách tốt nhất là bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng thuốc.
- Để điều trị chứng đau nửa đầu, bác sĩ kê cho bé uống Antofan, một loại thuốc an toàn và hiệu quả cho các bé. Loại thuốc này sẽ giúp giảm đau, kiểm soát các triệu chứng nôn, buồn nôn.
Đôi khi, dùng thuốc không đúng cũng gây ra đau đầu cho trẻ. Do đó, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé dùng bất kỳ loại thuốc nào nhé.
Chăm sóc trẻ bị đau đầu do các vấn đề tâm lý
Nếu bé gặp các vấn đề về tâm lý như trầm cảm hoặc lo lắng thì bạn nên sử dụng các liệu pháp để điều trị.
- Các liệu pháp như yoga, các bài tập thở và thiền cũng giúp giảm bớt căng thẳng. Liệu pháp nhận thức – hành vi thường được sử dụng để điều trị chứng trầm cảm.
- Phục hồi sinh học là một liệu pháp giúp cải thiện sức khỏe của người bệnh bằng cách kiểm soát các hoạt động của cơ thể xảy ra một cách vô thức như nhịp tim, huyết áp… Nhờ việc kiểm soát các phản ứng cơ bản trong cơ thể, phương pháp này sẽ giúp kiểm soát và xác định chính xác các yếu tố gây đau, do đó nâng cao được hiệu quả điều trị và phòng ngừa cơn đau.
- Châm cứu và xoa bóp cũng giúp giảm chứng đau căng đầu.
Các chất như magiê, riboflavin và Coenzyme Q-10 cũng làm giảm thời gian cơn đau kéo dài.
Các loại thảo dược hỗ trợ chăm sóc trẻ bị đau đầu thêm hiệu quả
Một số loại thảo mộc tự nhiên cũng giúp giảm đau đầu:
- Cúc thơm có tác dụng điều trị và phòng ngừa đau nửa đầu.
- Dầu bạc hà có tác dụng xoa dịu các dây thần kinh, giúp giảm triệu chứng đau căng đầu. Lấy một hoặc hai muỗng dầu bạc hà trộn với hạnh nhân, xoa hai bên thái dương để điều trị.
- Hít dầu oải hương hoặc dầu bạch đàn cũng giúp giảm đau đầu.
- Quế có tác dụng giảm căng thẳng. Thêm một nhúm quế vào ly sữa ấm để giúp giảm đau đầu.
- Đinh hương cũng có tính chất giảm đau. Thêm đinh hương vào thức ăn của bé hoặc cho bé nhai sống.
Những biện pháp này không phải lúc nào cũng có tác dụng. Nếu bạn không an tâm, hãy đưa bé đến khám bác sĩ để có những phương pháp điều trị thích hợp.
Phòng ngừa trẻ bị đau đầu
Chăm sóc trẻ bị đau đầu đúng cách là rất quan trọng. Tuy nhiên, bạn cũng cần nên chủ động phòng ngừa tình trạng này cho trẻ. Bạn có thể giúp bé phòng ngừa đau đầu bằng những biện pháp dưới đây:
- Không cho bé tiếp xúc với tiếng nhạc quá lớn hoặc đèn quá sáng và tránh căng thẳng quá mức.
- Ngủ đủ giấc, thiếu ngủ thường là nguyên nhân gây đau đầu ở trẻ em.
- Chườm đá cũng giúp giảm đau.
- Nếu bé bị đau nửa đầu, hãy giữ cho môi trường xung quanh càng yên tĩnh càng tốt.
- Sợ hãi và lo lắng thường gây ra nhức đầu. Do đó, hãy cho bé tập một vài bài tập thở hoặc ngồi thiền để giảm căng thẳng.
- Cho bé ăn những thực phẩm giàu dinh dưỡng như trái cây tươi, rau xanh, tránh những món ăn có quá nhiều dầu mỡ.
- Cho bé uống nhiều nước để ngăn ngừa chứng đau đầu do mất nước.
Nếu bé bị đau đầu thường xuyên, bạn hãy để ý những điều sau:
- Cơn đau đầu xảy ra khi nào?
- Cơn đau kéo dài bao lâu?
- Bé đã làm gì trước khi bị đau?
- Bé đã ăn gì trước khi bị đau?
- Bé thường làm gì để giảm cơn đau?
Ghi chú lại chế độ ăn, các hoạt động và tâm trạng của bé để tìm ra nguyên nhân của chứng đau đầu.
Kết luận
Chăm sóc trẻ bị đau đầu có rất nhiều phương pháp. Tuy nhiên, mỗi nguyên nhân khác nhau lại yêu cầu phương pháp chăm sóc khác nhau. Do đó, tốt nhất bạn nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để chẩn đoán chính xác nếu trẻ có biểu hiện đau đầu. Chúc bé và gia đình luôn khỏe mạnh.
Đừng quên ghé thăm Medplus.vn thường xuyên để cập nhật những kiến thức về sức khỏe dành cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhé.
- Phương pháp chăm sóc trẻ bị thủy đậu tại nhà bạn nên biết
- Cách chăm sóc trẻ bị nhiệt miệng giúp trẻ nhanh chóng bình phục
- Cách chăm sóc trẻ bị ho gà giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh
Nguồn: Tham khảo