Trẻ bị thủy đậu có sao không?
Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, có khả năng bùng phát thành dịch. Bệnh có tính chất lành tính, thường được theo dõi và điều trị tại nhà, tuy nhiên cũng có thể gây biến chứng ảnh hưởng tới tính mạng nhất là đối với trường hợp thủy đậu ở trẻ em.
Nguyên nhân trẻ bị thủy đậu ?
Thủy đậu do virus Varicella Zoster gây ra. Bệnh thường xuất hiện vào cuối đông đầu xuân khi thời tiết nồm, ẩm. Đối tượng bé bị thủy đậu chủ yếu là trẻ em dưới 10 tuổi. Các đường lây truyền của bệnh bao gồm:
- Lây qua đường hô hấp: hít phải nước bọt của người bị thủy đậu khi ho, hắt hơi, nói chuyện…
- Tiếp xúc với mụn nước của người bị thủy đậu.
- Dùng chung đồ dùng cá nhân, dụng cụ ăn uống với người nhiễm bệnh thủy đậu.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị thủy đậu đúng cách
- Cho trẻ nằm phòng cách ly. Sử dụng riêng các đồ dùng sinh hoạt cá nhân: khăn mặt, bàn chải, cốc, bát, đũa…
- Người chăm sóc trẻ cần đeo khẩu trang, vệ sinh tay trước và sau mỗi lần chăm sóc.
- Nếu trẻ sốt cao, có thể dùng thuốc hạ sốt, giảm đau thông thường theo chỉ dẫn của bác sĩ. Có thể dùng kháng sinh nếu các nốt rạ bị nhiễm trùng, có mủ, tấy đỏ.
- Cho trẻ mặc quần áo vải mềm, thấm hút mồ hôi. Thay quần áo và tắm rửa hàng ngày cho trẻ bằng nước ấm. Vệ sinh mũi họng hàng ngày cho bé bằng nước muối sinh lý.
- Cắt móng tay, giữ móng tay trẻ sạch hoặc dùng bao tay để tránh bé gãi, làm trầy xước các nốt rạ gây nhiễm trùng da thứ phát.
- Để các nốt rạ tự vỡ, tránh làm vỡ nốt rạ vì sẽ để lại sẹo và dễ bị bội nhiễm vi khuẩn. Dùng dung dịch xanh methylen chấm lên các nốt phỏng đã vỡ hoặc mọng nước.
- Thức ăn của trẻ phải mềm, lỏng, dễ tiêu. Khẩu phần ăn bổ sung vitamin C, uống nhiều nước. Ăn đồ nguội nếu trong miệng có các nốt rạ, vết loét.
- Nếu bé có triệu chứng lừ đừ, mệt mỏi, co giật, hôn mê hoặc xuất huyết trên nốt rạ, cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được theo dõi và điều trị
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị thủy đậu
Một số thức ăn nên kiêng khi bị thủy đậu:
- Thức ăn nhiều dầu mỡ, thức ăn quá bổ dưỡng
- Thức ăn cay nóng như các loại gia vị gừng, tỏi, ớt, hạt tiêu, quế….
- Các loại thịt như thịt dê, thịt chó, thịt gà, thịt ngan, các loại hải sản
- Trái cây có tính nóng như mận, đào, vải, nhãn.
Cách phòng ngừa cho trẻ bị thủy đậu
Hiện nay đã có vacxin phòng bệnh thủy đậu, nên cho trẻ chủ động tiêm phòng nhằm tránh lây nhiễm trong các đợt dịch bệnh thủy đậu.
Lịch tiêm phòng với từng độ tuổi trẻ như sau:
- Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi đến 12 tuổi: tiêm liều 1 và liều thứ 2 nên cách liều thứ nhất ít nhất là 6 tuần hoặc có thể tiêm liều thứ 2 khi trẻ 4-6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh.
- Đối với trẻ trên 13 tuổi: tiêm 2 liều cách nhau ít nhất là 6 tuần.
Trẻ bị thủy đậu có kiêng tắm , kiêng gió không?
Nhiều cha mẹ cho rằng thủy đậu phải tuyệt đối kiêng nước, kiêng gió nên không tắm, lau rửa cho trẻ. Đây là một quan niệm sai lầm. Vừa không tắm vừa mặc quá nhiều quần áo để tránh gió sẽ tạo cơ hội cho các ổ virus lan rộng. Nhất là khi thời tiết nóng, mồ hôi chảy xuống các nốt mụn nước nếu không được vệ sinh tốt có thể dẫn đến nhiễm trùng, lở loét, viêm da bội nhiễm, nhiễm trùng huyết.
Khi bé bị thủy đậu, cha mẹ nên tắm cho con bằng nước ấm, chú ý không tắm lâu. Luôn để trẻ sống trong không gian thoáng đãng, tránh gió lộng và nắng gắt.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị thủy đậu như thế nào? Trẻ bị thủy đậu có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết khi chăm sóc trẻ.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp