Xôi không còn là món ăn xa lạ với mỗi chúng ta, tuy vậy bạn sẽ không thể cưỡng lại món xôi khoai lang nước cốt dừa mềm mịn, báo ngậy mà Medplus sắp giới thiệu này đâu. Các “tín đồ” các món xôi hay đang tìm cách nấu xôi ngon thì với cách làm này, mọi người có thể dễ dàng lấy lòng cả nhà rồi đấy!
1. Nguyên liệu cần thiết cho món xôi khoai lang nước cốt dừa
- 500gr gạo nếp
- 200gr khoai lang
- 1quả dừa, 1 thìa to cơm dừa, 1 thìa to đường cát trắng
2. Mẹo chọn mua nguyên liệu ngon, sạch
2.1 Gạo nếp:
- Một hạt gạo nếp ngon là hạt to, tròn đều, màu trắng đục, không bị gãy, không bị mùn hay đồ lông và có màu vàng. Đặc biệt khi nếm thử bằng miệng, bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ và không có mùi lạ.
- Chúng ta có thể chọn được gạo nếp ngon bằng cách thọc tay sâu xuống thùng gạo và từ đó có thể cảm nhận được mùi thơm vốn có của gạo. Nhưng khi đưa tay lên ngửi thì mùi gạo phảng phất không còn. Còn mùi gạo cứ đọng mãi trên cánh tay thì gạo đó đích thị đã được tẩm hóa chất.
- Và nhớ rằng hãy mua gạo nếp ở các cơ sở uy tín nhé.
2.2 Khoai lang:
- Để chọn được những củ khoai lang bùi, thơm, bở rệu thì chú ý ngoài vỏ, loại này da thường có một lớp phấn hay đất mới bám vào, có một ít rễ khoai thì đảm bảo khoai mới đào nhé. Củ tươi, nếu trợt vỏ vết còn trắng hồng và ra mủ thì rất ngọt và bở.
- Đừng vội chọn củ to quá hoặc nhỏ quá, củ to thường già rất nhiều xơ còn củ nhỏ thì non nên nhạt tếch, chọn củ vừa tay và hơi tròn.
3. Các bước thực hiện món xôi khoai lang nước cốt dừa
3.1 Sơ chế nguyên liệu
- Gạo nếp cho vào một âu to. Tiếp theo, đổ 1 bát nước dừa sao cho xâm xấp nước với gạo và ngâm trong 1 giờ gạo sẽ ngậm hết được số nước dừa vào trong từng hạt và đến khi đồ thành xôi thì từng hạt xôi ăn ta sẽ thấy vị béo ngậy thơm dẻo hấp dẫn.
- Khoai cắt từng miếng vuông nhỏ.
- Sau khi ngâm gạo xong ta trộn gạo với cơm dừa thật đều.
3.2 Các chế biến
Tiếp theo ta trộn khoai lang và đồ trong 30-35 phút là xôi chín dẻo. Khi xôi đã chín ta thêm 1 thìa to đường và nhẹ nhàng trộn thật đều và đồ tiếp 5 phút là xong món xôi ngậm nước dừa với khoai lang hấp dẫn lạ miệng.
4. Những ai không nên ăn các món đồ nếp
4.1 Người bị mụn nhọt, vết thương bị mưng mủ
Những người đang có vết thương, có bệnh bị mưng mủ thường là người thể hàn, tích độc nhiều (béo, đờm dãi nhiều). Do vậy, thức ăn có chất dẻo nhiều, khó tiêu càng khiến tình trạng nặng thêm. Những người mới phẫu thuật, người có những chỗ bị sưng viêm nên kỵ đồ nếp nếu không sẽ gây mưng mủ. Vậy nên tránh ăn đồ nếp, khi vết thương lành có thể ăn uống bình thường.
4.2 Phụ nữ mang thai
Dù đồ nếp có tác dụng giúp phụ nữ mang thai giảm cảm giác buồn nôn khó chịu trong thời kỳ thai nghén nhưng lại chứa hàm lượng tinh bột cao. Do đó, nếu bà bầu lạm dụng ăn quá nhiều đồ nếp sẽ làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ.
4.3 Trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy
Trong gạo nếp có chứa nhiều amilopectin tạo nên độ dẻo đặc trưng của cơm nếp nhưng lại rất khó tiêu. Cho nên trẻ nhỏ, người già, người mới ốm dậy, người tỳ vị quá hư nhược không nên ăn nhiều đồ nếp. Nếu muốn ăn thì tốt nhất nên nấu thành cháo.
Món xôi khoai lang nước cốt dừa với xôi dẻo mềm, nước cốt dừa béo thơm cùng khoai lang bùi bùi, nhất định sẽ khiến cả nhà bạn xiêu lòng ngay từ miếng đầu tiên. Ngoài ra, còn nhiều tips nấu ăn hay ho, bạn nhớ ghé Medplus thường xuyên nhé!