Không chỉ làm bánh mà khoai lang nấu canh cũng rất ngon. Điển hình như món canh khoai lang hầm xương với nước dùng đậm đà, có vị ngọt từ xương, bùi bùi từ khoai lang rất dễ ăn với cơm. Đặc biệt trong những ngày thời tiết nắng nóng thì việc chế biến món canh này sẽ là điểm cộng đấy. Mọi người tham khảo ngay cách làm từ Medplus để chiêu đãi cả nhà nhé!
1. Nguyên liệu nấu canh khoai lang hầm xương
- 400gr khoai lang
- 500gr thịt xương heo
- 1 số gia vị nêm nếm cần thiết khác
2. Mẹo chọn mua nguyên liệu
2.1 Khoai lang
Khi mua bạn nên chọn những củ khoai to vừa, không nên chọn những loại củ quá to vì khi khoai quá to sẽ dễ có nhiều xơ, khi ăn sẽ không ngon. Sau khi mua khoai về, bạn gọt vỏ cho sạch rồi cắt khoai thành từng miếng dày vừa hoặc dạng khối vừa ăn tùy theo sở thích của bạn. Sau đó bạn nên ngâm khoai với nước muối loãng để khoai không bị đen.
2.2 Thịt xương heo
Thịt xương heo khi mua nên chọn loại xương có thịt, bạn có thể chọn mua xương già hoặc sườn non.
3. Các bước thực hiện món canh khoai lang hầm xương
3.1 Sơ chế nguyên liệu
- Chặt xương thành những khúc nhỏ vừa ăn. Sau đó rửa sạch với nước muối loãng, vớt ra rổ để cho ráo nước.
- Khoai lang cạo vỏ, rửa sạch, cắt khúc nhỏ vừa ăn.
3.2 Cách nấu canh khoai lang hầm xương
- Bắt nồi nước lên bếp, cho xương thịt heo vào nấu cùng, sau đó nêm thêm chút muối khi nấu. Khi nước trong nồi sôi lên, bạn nên vớt bỏ lớp bọt nổi trên mặt nước để cho nước canh luôn trong.
- Khi nước canh trong nồi sôi đã lâu, xương heo cũng đã được hầm khá mềm, bạn cho khoai lang vào nấu cùng và đợi cho khoai chín.
- Khi khoai chín bạn nêm nếm lại vị canh cho vừa ăn, sau đó tắt bếp, múc ra tô, cho thêm hành ngò và ít tiêu đen xay nhuyễn vào và nên dùng khi còn nóng.
4. Những ai không nên ăn các món từ thịt heo
4.1 Người bị bệnh mỡ máu
Người bị bệnh mỡ máu không nên ăn nhiều đạm, trong khi thịt lơn, thịt bò lại là một trong những loại thịt đỏ chứa hàm lượng chất đạm cao hơn so với loại thịt khác.
4.2 Người bệnh gút
Người bệnh gút ăn không quá 100gam/ngày, thịt lợn chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần, không nên thường xuyên chỉ ăn thịt lợn.
4.3 Người cao huyết áp
Thịt chứa một lượng lớn chất béo bão hòa, gây nhiều tác hại đối với sức khỏe, đặc biệt là người bị cao huyết áp.
4.4 Người bị máu nhiễm mỡ cao
Thịt lợn và các sản phẩm của chúng như xúc xích, thịt xông khói… chứa nhiều chất béo, cholesterol xấu nên tác động không tốt cho người bị máu nhiễm mỡ. Do vậy, người mắc bệnh này chỉ nên tiêu thụ khoảng 140g thịt mỗi ngày.
5. Một số lưu ý khi ăn khoai lang
- Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
- Nên ăn khoai lang với thực phẩm có đạm động vật hoặc thực vật, như vậy sẽ có tác dụng tối đa.
- Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.
- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng.
- Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.
Món canh khoai lang hầm xương thơm ngon, bổ dưỡng rất thích hợp cho những bữa ăn ngày nắng. Hy vọng với công thức chúng mình vừa chia sẻ sẽ giúp cho các bạn hoàn thành món ăn một cách tốt nhất.
Và để không bỏ lỡ các tips nấu ăn hay ho, các bạn nhớ cập nhật Medplus thường xuyên nhé!
- Lấy lòng cả nhà với món bánh khoai lang cuộn ngọt ngào
- Chia sẻ công thức nấu xôi khoai lang nước cốt dừa cho bữa sáng đủ chất
- Bạn đã biết cách làm bánh bột lọc nhân khoai lang chưa?
- Bí quyết làm mứt khoai lang dẻo ngon ăn ngon khó cưỡng
- Hướng dẫn làm snack khoai lang giòn tan ăn không biết chán
- Cách làm khoai lang kén – thức ăn vặt khiến giới trẻ phát cuồng
- Đón hè với kem khoai lang tím mát lạnh siêu ngon
- Thử sức với latte khoai lang, thưởng thức một lần là nhớ mãi
- Khoai lang tím sữa chua – món tráng miệng không thể bỏ qua
Nguồn: Tổng hợp