Là thức quà gắn liền với tuổi thơ của nhiều người, bánh da lợn khoai lang tím, vốn là đặc sản của Nam Bộ được khoác lên mình màu sắc bắt mắt, cùng hương vị dẻo thơm, beo béo của nước cốt dừa, đã lỡ ăn sẽ rất dễ ghiền. Nhân dịp cuối tuần, chị em đừng chần chừ mà hãy cùng Medplus thử làm chiếc bánh ngon bá cháy này cho cả nhà cùng thưỏng thức nha.
1. Nguyên liệu cần thiết làm bánh da lợn khoai lang tím
- Bột năng 250 gr
- Khoai lang 130gr
- Nước cốt dừa 400ml
- Nước 400ml
- Đường phèn 150gr
- Sữa bột 150gr
2. Mẹo chọn mua khoai ngon ngọt
- Mua những củ khoai lang có bề ngoài lành lặn, không bị nứt, sứt mẻ. Cầm khoai lên thấy nặng tay, cứng, không bị dập. Không nên mua khoai quá to vì nhiều xơ, chọn mua khoai cỡ vừa là ngon nhất.
- Đặc biệt, bạn nên cẩn thận khi thấy khoai có màu đen hoặc bị rỗ, đó là dấu hiệu cho thấy khoai lang đã hỏng.
3. Các bước thực hiện món bánh da lợn khoai lang tím
- Khoai lang tím cắt miếng rồi đem luộc chín. Cho 400ml nước, 150g đường phèn vào nồi đun sôi. Cho vào máy sinh tố khoai luộc cùng nước đường và xay thât nhuyễn.
- 400ml nước cốt dừa cho vào tô cùng sữa bột, trộn đều.
- Bột năng chia đôi lần lượt đổ vào nước cốt dừa và nước khoai. Chuẩn bị nồi hấp đun sôi. Khi nước sôi thì từ từ đổ bột tím vào hấp chín, se mặt thì cho nước cốt dừa vào. Làm như vậy đến khi hết bột thì thôi.
- Sau khi đã đổ hết bột thì đậy khuôn lại, hấp bánh 15 phút là bánh sẽ chí hoàn toàn, mềm dai. Chờ bánh nguội lấy ra khỏi khuôn bánh và cắt thành miếng vừa ăn.
4. Tại sao nên đưa khoai lang vào thực đơn của gia đình?
- Khoai lang là loại củ ngầm là nguồn beta carotene tuyệt vời, cũng như nhiều vitamin, khoáng chất và hợp chất thực vật khác.
- Loại rau củ này có thể có một số lợi ích sức khỏe, chẳng hạn như cải thiện lượng đường trong máu và mức vitamin A.
- Nhìn chung, khoai lang rất bổ dưỡng, rẻ tiền và dễ kết hợp vào chế độ ăn uống của bạn.
5. Nhóm người không nên ăn các món làm từ khoai lang
5.1 Người bị bệnh thận
Khi thận yếu, chức năng loại bỏ kali dư thừa bị yếu đi. Trong khi đó, khoai lang lại chứa nhiều kali, chất xơ, vitamin A…. Ăn quá nhiều khoai lang có thể gián tiếp gây ra cho người bệnh thận. Những tác hại nguy hiểm như rối loạn nhịp tim, yếu tim.
5.2 Người có hệ tiêu hóa không tốt
Nếu có hệ tiêu khóa không tốt, biểu hiện là thường xuyên bị đầy hơi, trướng bụng thì bạn không nên ăn khoai lang vì khi ăn sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ chua, trướng bụng.
5.3 Người có bệnh về dạ dày
Người mắc các bệnh liên quan đến dạ dày, viêm loét dạ dày, bệnh nhân viêm dạ dày mãn tính dù thèm cũng không nên ăn khoai lang. Vì có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên tồi tệ hơn.
5.4 Người đang đói
Vì trong củ khoai lang có chứa nhiều đường nên nếu ăn nhiều lúc đói sẽ làm tăng tiết dịch vị, gây nóng ruột, ợ nóng, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, bạn nên nấu, luộc hoặc nướng khoai thật chín để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.
Cách làm bánh da lợn khoai lang tím mà chúng mình vừa chia sẻ rất đơn giản, rẻ tiền, lại không có không phẩm màu, an toàn cho sức khỏe nên bạn có thể an tâm chiêu đãi gia đình. Ngoài ra, để không bỏ lỡ nhiều tips nấu ăn hay ho, bạn nhớ cập nhật Medplus thường xuyên nhé!
Xem thêm công thức nấu ăn từ khoai lang:
- Bữa cơm ngày hè thêm hấp dẫn với khoai lang xào ngũ sắc
- Khoai lang phô mai đút lò thơm phức ngon khó cưỡng
- Cách nấu canh khoai lang hầm xương ngọt bùi cho bữa cơm thêm ngon
- Học cách làm khoai lang chiên bơ giòn ngon, hấp dẫn
Nguồn: Tổng hợp