Sốt thương hàn là gì?
Do trực khuẩn thương hàn và phó thương hàn gây ra, bệnh thương hàn lây qua đường tiêu hóa bởi ăn phải những thực phẩm có chứa vi khuẩn, như: rau sống, nước chưa đun sôi, thức ăn sống có nguy cơ nhiễm khuẩn,…. hoặc do tiếp xúc trực tiếp với chất thải, chất nôn của người mang vi khuẩn hay người bệnh.
Bệnh sốt thương hàn ngoài dấu hiệu chung là thường sốt cao từ 39 – 40 độ C kéo dài trong nhiều ngày, đổ nhiều mồ hôi gây mất dịch mất nước trầm trọng. Thì còn có những triệu chứng khác, như:
- Hiện tượng mạch nhiệt phân ly: mạch đập không tương ứng với nhiệt độ
- Rìa lưỡi đỏ, giữa lưỡi phủ một lớp màu xám hoặc màu trắng
- Hồng ban: có thể xuất hiện các ban dát nhỏ 2 – 3mm, màu hồng thường mọc ở ngực, mạn sườn, bụng,…
- Chán ăn, đau bụng, buồn nôn, nôn, đi ngoài 5 -6 lần/ ngày
- Mất ngủ, đau đầu, mệt mỏi nếu nặng hơn có thể gặp tình trạng bất động thờ ơ với ngoại cảnh, rồi có thể mê sảng, li bì hay hôn mê.
Điều trị sốt thương hàn bằng thuốc kháng sinh, hầu như các triệu chứng sẽ giảm sau khi điều trị, có một số ít có biến chứng gây ra tử vong.
5 biến chứng nguy hiểm khi bị sốt thương hàn có nguy cơ gặp phải
Bệnh sốt thương hàn là bệnh nguy hiểm, nó có thể đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của người bệnh.
1.Đường tiêu hóa
- Chảy máu đường tiêu hóa: do tổn thương tại cuối ruột non, trường hợp này có thể gặp 15% trong số các bệnh nhân, rơi vào tuần 2, 3 của bệnh, những dấu hiệu lâm sàng tùy thuộc vào mức độ bị xuất huyết.
- Thủng ruột: biến chứng nguy hiểm có thể dẫn tới tử vong, chiếm 1 – 3% các trường hợp, xảy ra vào tuần 2, 3 của bệnh hoặc giai đoạn phục hồi. Biểu hiện thường: đau bụng dữ dội, vã mồ hôi,… đôi khi không có biểu hiện rõ ràng
- Những biến chứng khác: liệt ruột, viêm ruột thừa, viêm đại tràng,…
2. Tim mạch
- Viêm nội tâm mạc
- Viêm tắc động tĩnh mạch
- Viêm màng ngoài tim
- Viêm cơ tim
- Trụy tim mạch
3. Gan mật
- Viêm gan
- 1 – 2% tổng số bệnh nhân thường bị viêm túi mật
4. Biến chứng nặng: Hệ thần kinh
- Rối loạn ý thức từ ngủ gà đến hôn mê
- Viêm não tủy, viêm màng não, viêm dây thần kinh sọ,…
- Viêm não: rối loạn ý thức, rối loạn thân nhiệt,… tiên lượng thường nặng
5. Nhiễm trùng các cơ quan
Biến chứng này ít gặp , có thể gặp ở mọi cơ quan: viêm xương, viêm họng, viêm bàng quang,….
Phòng sốt thương hàn bạn cần phải làm gì?
- Ăn uống vệ sinh: thực hiện ăn chín uống sôi, chọn thực phẩm an toàn & sạch
- Cải thiện, vệ sinh môi trường sống
- Cách ly bệnh nhân, xử lý chất thải của người bệnh
- Tiêm phòng vaccin phòng bệnh thương hàn, mục đích là nhằm tạo ra kháng thể kháng lại vi khuẩn thương hàn có tác dụng phòng bệnh, biện pháp này phòng bệnh rất hiệu quả. Tuy nhiên, việc việc tiêm vaccin sẽ mất tác dụng sau vài năm.
Nhưng cần phải lưu ý rằng, sẽ có một vài trường hợp không thể tiêm vaccin phòng ngừa thương hàn, như:
- Trẻ nhỏ hơn 2 tuổi
- Không phản ứng với vaccin thương hàn
- Đã có phản ứng nghiêm trọng với liều tiêm ngừa trước đó
- Dị ứng nghiêm trọng với thành phần của vaccin, cần phải báo ngay cho các bác sĩ
- Vào thời điểm tiêm ngừa bị bệnh cảm nặng hay cảm thấy không khỏe nên để hồi sức rồi mới thực hiện tiêm
- Những người có hệ miễn nhiễm suy giảm cũng không nên uống loại vắc xin này. Thay vào đó, nên chọn biện pháp tiêm ngừa. Những trường hợp này thường gồm:
1. Người mắc HIV/AIDS hay những căn bệnh ảnh hưởng tới hệ miễn nhiễm
2.Người đang dùng thuốc có ảnh hưởng tới hệ miễn nhiễm, như steroids, trong 2 tuần hoặc lâu hơn
3. Người mắc bệnh ung thư
4. Người đang điều trị ung thư với tia phóng xạ hay thuốc
5. Hãy liên hệ với bác sĩ để cập nhật thêm thông tin
Sốt thương hàn có thể bùng thành dịch lớn, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Nên cần phải thực hiện các biện pháp để phòng chống lây lan như những phương pháp được Medplus đề cập phía trên.
Ngoài ra, còn có những thông tin khác liên quan tới bệnh sốt thương hàn như: Dấu hiệu tố bệnh thương hàn, Bệnh thương hàn có nguy hiểm?.