Theo tài liệu Đông Y học thì Chân chim có vị đắng, chát, mùi thơm nhẹ, tính mát, có tác dụng phát hãn (làm ra mồ hôi), giải biểu, khử phong trừ thấp, sơ cân hoạt lạc. Cùng MedPlus tìm hiểu về các công dụng và bài thuốc về Chân Chim nhé !
Thông tin cơ bản
1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Ngũ gia bì chân chim, cây chân chim, sâm nam, cây đáng, …
- Tên khoa học: Schefflera heptaphylla (L.) Prodin
- Họ: Nhân Sâm ( Araliaceae )
2. Mô tả Cây
- Ngũ gia bì là một cây nhỏ, rất nhiều gai, cao chừng 2-3m.
- Lá mọc so le, kép chân vịt có từ 3-5 lá chét phiến lá chét có hình bầu dục hay hình hơi thuôn dài, phía cuống hơi thót lại, đầu nhọn, mỏng, mép có răng cưa to, cuống lá dài từ 4-7cm.
- Hoa mọc khác gốc, thành hình tán ở đầu cành. Đầu mùa hạ ra hoa nhỏ màu vàng xanh. Quả mọng, hình cầu, đường kính chừng 2,5mm khi chín có màu đen.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Ngũ gia bì mọc hoang ở nhiều tỉnh miền Bắc nước ta, hay gặp nhất là ở Lạng Sơn, Cao Bằng, Sapa (Lào Cai), Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Hoà Bình, Hà Tây, Tuyên Quang. Có mọc ở Trung Quốc (Quảng Châu, Tứ Xuyên).
Thu hoạch
- Vỏ thân hoặc vỏ rễ thu hái từ tháng 8 đến tháng 10
Cách chế biến
- Rửa sạch, cao bỏ lớp bên ngoài và phơi trong râm
Bộ phận dùng
- Võ thân hoặc vỏ rễ chân chim được dùng làm thuốc
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Vỏ thân của cây có chứa khoảng 0.9 – 1% tinh dầu, trong đó vỏ ở rễ và cành có chứa saponin triterpene.
- Vỏ thân còn chứa 12 triteroen glycosid ( Meada Chizuko và cs. 1994 )
B. Tác dụng dược lý
- Tác dụng tăng lực : được thí nghiệm trên chuột trắng ( 17-18g )
- Ảnh hưởng đối với thuốc gây ngủ
- Tác dụng chống lạnh
- Tác dụng hạ đường huyết
- Tác dụng kiểu oestrogen
- Độc tính : không gây hại đối với công năng gan, thận, máu.
C. Công dụng và liều dùng
Công dụng
- Đông y coi ngũ gia bì là một vị thuốc có tác dụng mạnh gân cốt, khử phong hoá thấp chủ trị đau bụng, yếu chân,
- trẻ con lên 3 tuổi chưa biết đi
- Con trai âm suy (dương sự bất cử), con gái ngứa âm hộ
- Trị đau lưng, tê chân, làm mạnh gân cốt. tăng trí nhớ, ngâm rượu uống rất tốt.
- Theo tài liệu cổ: ngũ gia bì vị cay, tính ôn vào 2 kinh can và thận
- Ở Việt Nam, tên gọi Sâm Nam do rễ chân chim được dùng làm thuốc bổ
- Vỏ Chân chim trị cảm sốt, sưng đau họng, thấp khớp, đau xương , vết sưng ngay lưng.
- Thuốc còn giúp tăng cường sức khỏe, chữa các bệnh suy dược cơ thể, kem ăn.
- Giúp ăn ngon dễ ngủ từ vỏ Ngũ Gia Bì Chân chim.
Liều dùng:
- Vỏ thân: 10-15g. Dùng trong nước sắc uống
- Vỏ rễ: 6-12 nước sắc uống
Kiên kỵ:
- Chưa thấy bài viết phân tích về kỵ tính.
Bài thuốc sử dụng
- Đơn thuốc có ngũ gia bì: Rượu ngũ gia bì: Ngũ gia bì sao vàng 100g, rượu 1 lít. Ngâm trong 10 ngày, thỉnh thoảng lắc đều. ngày uống một cốc con vào buổi tối trước bữa cơm chiều, chữa đau người, đau lưng, đau xương.
- Đơn thuốc dùng cho phụ nữ: Ngũ gia bì, mẫu đơn bì, xích thược, đương quy, mỗi vị 40g. tán nhỏ. Ngày uống hai lần, mỗi lần 4g chữa những người phụ nữ bị lao lực, bị mệt mỏi, hơi thở ngắn, sốt, ra nhiều mồ hôi, không muốn ăn uống
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Ngũ Gia Bì Chân Chim cũng như một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam