Theo sách Đông Y ghi chép Bách Bệnh (Mật nhân) có tính mát, vị đắng Bách bệnh có thể quy vào kinh can, thận với tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi thấp, lợi tiểu, lương huyết, chỉ lỵ. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !
Thông tin cơ bản Bách Bệnh
1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Mật nhân, Bách bệnh, Bá bịnh, Lồng bẹt, Bá Bệnh
- Tên khoa học: Eurycoma longifolia Jack
- Họ: Thanh Thật ( Simaroubaceae. )
2. Mô tả Cây Bách Bệnh
- Cây nhỡ, cao 2 – 8m, ít phân cành. Lá kép lông chim lẻhình mác hoặc bầu dục, gốc thuôn, đầu nhọn, mặt trên xanh sẫm bóng, mặt dưới có có lông màu trắng xám.
- Cụm hoa mọc ở ngọn thành chùm kép hoặc chùy rộng, cuống có lông màu gỉ sắt; hoa màu đỏ nâu; đài hoa chia thành 5 thùy hình tam giác có tuyến ở lưng; tràng hoa 5 cánh hình thoi cũng có tuyến; nhị 5 có lông dày và hai vảy ở gốc; bầu có 5 noãn, hơi dính nhau ở gốc, đầu nhụy rời.
- Quả hạch, hình trứng, nhẵn, có rãnh dọc, khi chín màu vàng đỏ, chứa một hạt.
- Cây đa dạng và có nhiều thứ.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Cây mọc phổ biến ở khắp nước ta nhưng phổ biến nhất ở miền trung. Còn thấy ở Malaixia, Inđônêxia.
Thu hoạch
- Mùa hoa: tháng 1 – 2 ; mùa quả: tháng 3 – 4
Bộ phận dùng
- Vỏ thân, rễ, lá phơi hoặc sấy khô.
Chế biến
- Người ta dùng quả vỏ thân và vỏ rễ phơi hay sấy khô làm thuốc.
Công dụng và tác dụng chính của Bách Bệnh
A. Thành phần hoá học
- Trong vỏ chứa một chất đắng gọi là quasin.
- Hạt chứa dầu béo, màu vàng nhạt.
- Từ vỏ cây Bách bệnh mọc ở Biên Hoà, Trảng Bom, Định Quán, Lê Văn Thới và Nguyễn Ngọc Sương (International Symposium on the chemistry Natural Producdts, Kyoto, 1964, Abstracts of papers, 51) đã chiết được một hydroxyxeton, Bsitorol, camopesterol, hai chất đắng là urycomalacton (chiếm tỷ lệ cao nhất) và 2,6 dimetoxybenzoquinon (một sắc tố màu vàng).
B. Tác dụng dược lý
Tác dụng và Liều dùng .
Bách bệnh có những tác dụng dược lý đã được chứng minh như sau:
- Cao chiết từ bách bệnh có tác dụng kháng ký sinh trùng sốt rét trong thử nghiệm nuôi cấy in vitro.
- Bách bệnh có tác dụng tăng dục, có mối tương quan giữa hoạt tính kích thích sinh dục nam và lượng nội tiết tố sinh dục nam trong huyết thanh, thân và rễ bách bệnh làm tăng lượng testosteron trong huyết thanh động vật, rễ làm tăng testosteron nhiều hơn thân cây.
- Một chế phẩm thuốc gồm 3 dược liệu: bách bệnh, trâm bầu và xấu hổ có độc tính cấp diễn và trường diễn rất thấp. Thuốc có tác dụng lợi mật rõ rệt và không làm thay đổi thành phần của mật ở chuột lang. Thuốc làm tăng thải trừ BSP của gan thỏ so với đối chứng.
- Chế phẩm thuốc này có tác dụng làm chậm quá trình hư biến của gan chuột cống trắng gây nên do carbon tetraclorid. Nó cũng làm tăng sự tái tạo của tế bào gan chuột nhắt trăng trong mô hình gây thương tổn gan thực nghiệm.
- Áp dụng trên bệnh nhân có chỉ định điều trị lợi mật, chế phẩm gồm bách bệnh, trâm bầu và xấu hổ đã làm giảm bilirubin – máu một cách có ý nghĩa.
C. Công dụng, tính vị và liều dùng
Công dụng và tính vị
- Theo tài liệu “Những cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam”: Sâm Tongkat Ali có tác dụng tăng dục. Có mối tương quan giữa hoạt tính kích thích sinh dục nam và lượng nội tiết tố sinh dục nam trong huyết thanh, làm chậm quá trình mãn dục
- Không chỉ vậy, Tongkat ali còn giúp xóa bỏ tình trạng nhức mỏi, cơ thể suy hao do việc hoạt động tình dục. Giúp nam giới luôn cảm thấy khỏe mạnh, khoan khoái, luôn có ham muốn.
- vỏ thân bách bệnh được dùng chữa các trường hợp ăn uống không tiêu, nôn mửa, đầy bụng tiêu chảy, gần như vị hậu phác, còn dùng chữa sốt rét, giải độc do uống nhiều rượu và chữa lưng đau mỏi do thấp, vỏ phơi khô tán bột, ngâm rượu hay làm thành viên, hoặc sắc uống
- Nước sắc lá bách bệnh cùng với lá một loài lấu được dùng uống chữa sốt, với lá một loài Uncaria điều trị tiểu tiện ra máu, với lá cây Ngoi điều trị những rối loạn về khớp.
Kiêng kỵ
- Phụ nữ có thai không dùng.
Liều dùng
- Vỏ thân ngày dùng 6 – 12g. Quả chữa lỵ. Rễ chữa ngộ độc và tẩy giun. Lá nấu nước tăm chữa lở ghẻ.
Bài thuốc sử dụng Bách Bệnh
1/ Tăng cường sinh lực, hỗ trợ điều trị yếu sinh lý ở nam giới:
- Bách bệnh 400mg, tinh chất nhân sâm 50mg, linh chi 50mg được bào chế thành viên nang.
- Liều lượng và cách dùng theo chỉ định và hướng dẫn của thầy thuốc Đông y.
2/ Bá ứng tiêu hạ tán, chữa đau bụng, ăn không tiêu, đầy hơi chướng bụng:
- Bách bệnh 50g, vỏ quýt 100g, hoắc hương 100g, bồ bồ 100g, dây mơ 100g, dây rơm 100g, cam thảo nam 100g, hậu phác 100g, củ sả 50g, củ gấu 50g, tiêu lốt 50g.
- Các vị tán nhỏ, ngày uống 12g (người lớn), trẻ em tùy theo tuổi mà quy định liều dùng.
3/ Chữa phụ nữ kinh nguyệt không thông, đau bụng khi có kinh:
- Rễ bách bệnh 15g, sắc uống ngày 1 thang.
- Dùng 7-10 ngày.
4/ Chữa chàm ở trẻ nhỏ, chữa lở ngứa, ghẻ:
- Lá bách bệnh đun nước tắm, rửa sạch chỗ bị chàm rồi giã nát đắp lên đến khi khỏi.
5/Tư bổ âm huyết thang, chữa âm huyết suy kém, tê bại nửa người bên phải, nóng đau:
- Bách bệnh 6g, đậu đen 12g, hà thủ ô đỏ 10g, dây gùi 8g, huyết rồng 8g, rau muống biển 8g, rễ nhàu 8g, rễ ô môi 8g, rễ cỏ xước 8g, tang chi 8g, dây ký ninh 2g.
- Sắc nước uống.
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tổng hợp bài thuốc từ nhiều trang uy tín Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam