Bạn bị khó ngủ, muốn an thần ?
Mất ngủ (Insomnia), là tình trạng người bệnh khó đi vào giấc ngủ, không duy trì được giấc ngủ sâu vào ban đêm hoặc thức giấc sớm rồi không ngủ lại được trong thời gian dài. Tình trạng người bệnh bị mất ngủ hơn 1 tháng
MedPlus xin tổng hợp cho các bạn cùng tham khảo về bài thuốc và dược liệu để điều trị bệnh khó ngủ này.
5 loại DƯỢC LIỆU trị khó ngủ
1/ Trắc bá Diệp ( Cây học bài )
- Theo Đông y, trắc bách diệp có vị đắng, chát, hơi lạnh, vào 3 kinh Phế, Can và Đại tràng .
- Có tác dụng dưỡng tâm an thần, nhuận tràng thông tiện, giải ngủ, hay quên da khô tóc rụng, mồ hôi ra nhiều, đại tiện táo bón.
Bài thuốc trị chứng khó ngủ
- Bài thuốc dưỡng tâm đan
- Lá trắc bách diệp sấy khô 400g, đương quy 200g, tất cả tán thành bột mịn, trộn đều, làm thành viên cỡ hạt đỗ xanh.
- Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 50 viên, chiêu thuốc bằng nước muối nhạt.
- Có tác dụng dưỡng huyết, lương huyết (mát máu), bổ tâm, an thần, dùng chữa người bồn chồn, mất ngủ, tim đập dồn loạn nhịp từng cơn (tâm quý) râu tóc sớm bạc.
- Bài thuốc chữa an thần, chữa mất ngủ
- Hạt trắc bách diệp 15g, tim lợn một quả.
- Tim lợn rửa sạch dùng miếng tre mổ ra, nhồi hạt trắc bách diệp vào, cho vào một cái bát, thêm chút nước, hấp cách thuỷ cho đến khi tim lợn chín nhừ là được
2/ Bình Vôi
Dược lý
- Bịnh vôi thuộc họ Tiết Dê ( Menispermaceae) có an thần, trị sốt, lị, hen suyễn, đau dạ dày, mụn nhọt, ngứa lở ngoài da, còn dùng làm thuốc bồi bổ cho phụ nữ sau sinh đẻ (Rễ củ).
- Năm 1940, Bùi Đình Sang đã chiết từ củ bình vôi mọc ở Việt Nam các chất tinh bột, dường khử oxy, ax.it malic, men oxydaza và một ancaloit với tỷ lệ 1,2 đến 1,5% (tính trên củ tươi), được Bùi Đình Sang đặt tên là rotundin.
- Trên lâm sàng rotundin được áp dụng rộng rãi từ năm 1944 và trong suốt kháng chiến chống Pháp để điều trị có kết quả một số trường hợp đau tim, mất ngủ, hen, đau bụng, lỵ amíp.
- Tác dụng rõ rệt nhất là ngủ và an thần.
Công dụng:
- Chất Rotundin trong củ có tác dụng trấn tĩnh thần kinh, vì vậy rất có lợi trong việc điều trị chứng bệnh giật kinh phong, chống co quắp.
- Chất này còn có tác dụng điều hòa tim mạch nên dùng để điều trị bệnh đau tim, chống co thắt cơ vành, hạ huyết áp, có thể dùng để trị hen suyễn vì có tác dụng điều hòa hô hấp.
- Tác dụng rõ rệt nhất của Rotundin là an thần, nhưng nếu dùng với liều lượng cao sẽ gây kích thích thần kinh trung ương dẫn đến co giật.
Bài thuốc giúp an thần từ Bình Vôi
- Có thể lấy củ bình vôi tán bột, ngâm rượu 40 độ với tỉ lệ 1 phần bột 5 hoặc 10 phần rượu
- Rồi uống với liều 5 – 15ml rượu một ngày.
- Có thể thêm ít đường cho dễ uống.
- Bài thuốc chữa mất ngủ hiệu nghiệm:
- Hạt sen, long nhãn, nhân hạt táo chua (sao) mỗi vị 10 – 15g, củ bình vôi 8g, lá vông 12g.
- Sắc uống ngày 1 thang, uống trong ngày và trước khi ngủ 30 phút.
- Trị mất ngủ ở người gầy yếu, hay hồi hộp, sợ hãi, đánh trống ngực, ngủ không yên, trí nhớ giảm, tinh thần suy nhược, ăn uống kém, gầy sút, mỏi mệt…
- Hạt sen, long nhãn, nhân hạt táo chua (sao) mỗi vị 10 – 15g, củ bình vôi 8g, lá vông 12g.
3/ Táo ta
- Táo ta trị ho, giúp an thần trị mất ngủ, hồi hộp, mồ hôi trộm (Nhân hạt). ỉa chảy, bỏng, cầm máu (Lá).
- Theo quan sát trên lâm sàng vị thuốc có tác dụng trấn tĩnh và gây ngủ rõ rệt (Dược học thông báo, 1953).
- Người lớn uống 15-20 hạt (tương đương với 0,8g-1,8g) thì có công hiệu.
- Dùng quá liều có thể bị trúng độc và mất tri giác, hôn mê.
- Nếu dùng liều cao (6-15g) như các sách cổ, cần sao đen đi vì sao đen có lẽ là một hình thức để giảm chất độc đi.
Các bài thuốc giúp an thần từ Táo Ta
- Toan táo nhân (sao đen) 6g, phục linh 5g, xuyên khung 3g, tri mẫu 4g, cam thảo 2g, nước 600ml.
- Sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
- Liên tâm 6g, cam thảo 4g, phục linh 5g, ngải tượng, hắc táo nhân mỗi thứ 8g.
- Đem các vị sắc lấy nước uống, chia thành 3 lần dùng sau khi ăn.
- Ngày dùng 1 thang và uống liên tục trong 2 – 3 tuần.
4/ Cây xấu hổ
- Cây xấu hổ thường được sử dụng để điều trị: Suy nhược thần kinh, viêm phế quản, mất ngủ, viêm kết mạc cấp tính, viêm gan, đau dạ dày, sỏi đường tiết niệu, huyết áp cao, phong thấp
- Tác dụng chống trầm cảm, mất ngủ: Nghiên cứu tại Đại học Veracruỳ (Mexico) cho biết chiết xuất từ lá khô xấu hổ có tác dụng chống lại dấu hiệu của trầm cảm, mất ngủ.
Các bài thuốc trị khó ngủ
- Lá cây xấu hổ được dùng làm thuốc ngủ và dịu thần kinh. Liều dùng hàng ngày 6-12g dưới dạng thuốc
- Dùng 15 g xấu hổ sắc thành thuốc uống trong ngày.
- Kết hợp 15 g xấu hổ với 15 g cúc tần, chua me đất 30 g sắc thành nước uống hàng ngày và mỗi buổi tối.
5/ Lạc Tiên
- Các xí nghiệp và bệnh viện ta thường dùng chế thành thuốc nước ngọt có pha cồn làm thuốc an thần, chữa mất ngủ, tim hồi hộp.
- Nhưng thường phối hợp với nhiều vị thuốc khác như tim sen (liên tâm), lá dâu, đôi khi thêm cả bromua cho nên khó đánh giá tác dụng.
- Có người nói chỉ dùng cây này sắc uống cũng thấy tác dụng ngủ và an thần. Cần kiểm tra lại. Ngày dùng 6 đến 16g cây khô dưới dạng thuốc sắc hay pha rượu.
Các bài thuốc khó ngủ từ Lạc Tiên
Cao lạc tiên:
- Cây lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm l0g, liên tâm 2,2g, đường 90g, nước vừa đủ 100ml
- Axit benzoic để bảo quản và cồn vừa đủ để hoà tan axit benzoic.
- Ngày dùng 2-4 thìa to, trẻ em 1-2 thìa cà phê. Uống trước khi đi ngủ làm thuốc an thần, gây ngủ, chữa hồi hộp bồn chồn.
Chữa mất ngủ , thất thần
- Dùng 15g lạc tiên khô sắc nước uống thay trà hàng ngày, hoặc có thể kết hợp với các vị thuốc khác như sau:
- Lạc tiên 50g, lá vông 30g, lá dâu tằm 10g, tâm sen 2g, đường 90g
- Sắc uống ngày 1 thang.
- Dùng 7-10 ngày.
Thảm khảo : Cây Lạc Tiên
Lưu ý:
- Tất cả các bài thuốc đều phải ngưng sử dụng sau khi hết tiêu chảy để tránh trường hợp xấu không mong muốn xảy ra
- Bài thuốc này chỉ mang tác dụng làm thuyên giảm triệu chứng tạm thời
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Thay mặt MedPlus cảm ơn các bạn đã quan tâm
Nguồn: Tổng Hợp tracuuduoclieu.vn Nguồn nước ngoài
Tham khảo thêm : “Top 5+ DƯỢC LIỆU và BÀI THUỐC TRỊ TIÊU CHẢY HIỆU QUẢ“