Bé nhà bạn có hay bị rụng tóc, gãy móng tay. Hơn thế nữa, các triệu chứng như thiếu tập trung, thiếu minh mẫn, khó ngủ và hay bị các bệnh vặt. Bạn có biết tại sao không? Cùng Medplus.vn tìm hiểu về tác hại và những lợi ích của chất đạm với trẻ để hiểu hơn những lý do bệnh trên nhé!
Chất đạm là gì?
Đạm là chất căn bản của sự sống trong mọi tế bào. Đạm là thành phần của các mô cấu tạo và bảo vệ cơ thể cũng như tế bào mềm ở các cơ quan. Không có chất đạm hấp thụ từ thực phẩm thì cơ thể con người không thể tăng trưởng và mọi cơ quan nội tạng không thể hoạt động. Đạm cũng lưu hành trong máu dưới hình thức những kháng thể, kích thích tố, hồng huyết cầu và các loại diêu tố.
Tác hại khi trẻ thiếu đạm
Trước khi tìm hiểu lợi ích của chất đạm với trẻ, mình xin chia sẽ những tác hại khi trẻ thiếu đạm để mẹ hiểu rõ hơn. Chất đạm là một thành phần quan trọng của mỗi tế bào trong cơ thể và là “viên gạch” xây dựng quan trọng cho tóc, da và móng tay cũng như cơ và sụn. Vì vậy, đạm rất quan trong với cơ thể. Khi thiếu đạm bé sẽ có các triệu chứng như sau:
1, Tóc rụng, móng yếu
Nếu cơ thể bé thiêu đạm, tóc xỉn màu và mỏng, móng yếu hoặc giòn, móng có những vệt sọc và khô, da bong tróc. Vì cơ thể bé không thể tái tạo tế bào một cách hiệu quả để thay thế tế bào chết. Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, tái tạo và phục hồi các tế bào và mô là vô cùng quan trọng đối với bé.
2, Hệ miễn dịch kém
Chất đạm rất quan trọng để duy trì hệ miễn dịch tốt không cơ thể bé. Đạm giúp chống lại các tác nhân gây bệnh và tránh các nhiễm trùng. Ngoài ra, đạm rất cần thiết cho việc sản xuất và tổng hợp các kháng thể. Do đó, việc thiếu đạm sẽ làm bé suy giảm miễn dịch. Nếu không có đủ đạm, các tế bào miễn dịch không thể sửa chữa và nhân lên đủ nhanh để chống lại vi trùng và mầm bệnh.
3, Khó ngủ
Theo các nghiên cứu khác nhau được thực hiện để đánh giá tác động của đạm lên chất lượng giấc ngủ, người ta đã phát hiện ra rằng chế độ ăn uống chứa nhiều đạm hơn so với carbohydrat tạo ra mô hình giấc ngủ dài hơn và sâu hơn. Giấc ngủ rất quan trọng vì đây là khoảng thời gian giúp cơ thể hồi phục.
4, Thiếu minh mẫn
Bé có thể trở nên đãng trí, thường xuyên chán nản nếu không được cung cấp đủ đạm. Đạm chứa các axit amin rất cần thiết cho việc sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng giúp điều chỉnh chức năng não.
Lợi ích của chất đạm với trẻ
1, Tăng cường hệ miễn dịch
Đạm có khả năng bảo vệ các tế bào trong cơ thể bé. Khi phát hiện ra kẻ thù gây bệnh, cơ thể bé sẽ phản ứng với các yếu tố này để tạo ra các kháng thể cụ thể để vô hiệu hóa các vi khuẩn gây hại ấy.
2,Hỗ trợ hệ thần kinh
Lợi ích của chất đạm với trẻ rất quan trọng là đạm hỗ trợ hệ thần kinh. đạm tạo nên sự hoạt động trơn tru của hệ thần kinh. Những đạm thụ thể hỗ trợ trong việc truyền tín hiệu tới các tế bào và điều chỉnh hệ thần kinh trung ương.
3, Cung cấp năng lượng cho cơ thể
Đạm cấu thành nên enzyme. Enzyme là protein xúc tác có vai trò quan trọng trong tất cả các quá trình sinh hóa và phản ứng của cơ thể. Những enzyme này hoạt động như một chất xúc tác sinh học với nhiệm vụ cao quý là chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể.
4, Vận chuyển và lưu trữ các chất trong cơ thể
Đạm có chức năng vận chuyển và lưu trữ các chất khác nhau trên màng tế bào. Điều quan trọng mà đạm mang lại chính là sự lưu thông trơn tru của máu và nuôi dưỡng các tế bào. Lợi ích của chất đạm với trẻ có thể giúp vận chuyển và lưu trữ các chất dinh dưỡng trong cơ thể. Mẹ cung cấp đủ đạm cho bé nhé!
Thực phẩm chứa nhiều đạm
1, Cá
100g cá hồi chứa đến 22g protein, 100g cá ngừ chứa 34g protein, còn 100g cá rô phi chứa 33g protein, 100g cá chim cung cấp 22g protein… Thêm cá vào thực đơn hàng ngày giúp bạn bổ sung đủ đạm. Đây là lựa chọn rất tốt để cung cấp đạm cho bé
2, Ức gà
100g ức gà không xương, không da cung cấp một lượng đạm khổng lồ – 31g. Lợi ích của chất đạm cho trẻ sẽ phát huy tốt nhất nếu mẹ cung cấp đủ đạm. Ức gà là lựa chọn không thể bỏ qua
3, Phô mai
100g phô mai cung cấp 11g đạm. Đạm từ phô mai còn chứa hàm lượng casein cao, tạo cảm giác no lâu nên sẽ ức chế cơn thèm ăn của bé hiệu quả. Bạn có thể cho bé ăn phô mai với bánh mì, nấu cháo phô mai hoặc bổ sung những thực phẩm chứa phô mai nhé!
4, Thịt
Các loại thịt, đặc biệt là thịt bò nạc rất giàu chất đạm (protein). 85 gram thịt bò nấu chín với 10% chất béo chứa 22 gram protein và 184 calo. Hãy bổ sung thêm vào các bữa ăn cho bé nhé!
5, Hải sản
Cá ngừ vây vàng cung cấp đạm chất lượng cao. Tôm, lươn, cua có hàm lượng và chất lượng đạm không kém gì so với thịt, cá. Đặc biệt là bạch tuộc chứa 25 gram đạm/ 85 gr đấy.
Qua bài viết, chắc hẳn mẹ đã biết lợi ích tuyệt vời của chất đạm như tăng cường hệ miễn dịch, tốt cho tóc và móng. Hơn thế, chất đạm còn giúp bé cung cấp năng lượng, hỗ trợ hệ thần kinh. Mẹ hãy bổ sung đầy đủ lượng đạm hằng ngày cho bé nhé!
Medplus.vn hi vọng bé yêu nhà bạn sẽ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện. Tìm hiểu nhiều thông tin hơn qua Medplus.vn để thông thái hơn mẹ nhé!
Xem thêm:
- Bà bầu bị thiếu đạm nên ăn gì ? Bổ sung ngay chất đạm cho bà bầu
- 4 loại bột protein thuần chay tuyệt vời cho sức khỏe
Nguồn: Tổng hợp