Trẻ bị sổ mũi có sao không?
Trẻ nhỏ có sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh đường hô hấp trên gây sổ mũi hắt hơi. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, tình trạng hắt hơi sổ mũi ở trẻ có thể diễn tiến nặng. Dẫn tới biến chứng viêm xoang, viêm phế quản rất nguy hiểm, khó chữa trị. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh và cách chăm sóc trẻ bị sổ mũi là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị sổ mũi ?
- Trẻ bị cảm lạnh: nguyên nhân đầu tiên có thể kể đến là loại virus thông thường gây ra cảm lạnh.
- Trẻ bị viêm mũi: trường hợp này, bé bị chảy nước mũi mà không kèm theo dấu hiệu sốt, cảm hoặc cũng không phải là thời điểm sau khi bé khóc.
- Do thay đổi thời tiết: nhất là khi trời lạnh, mũi của trẻ sẽ phản ứng lại với không khí lạnh bên ngoài trước khi luồng không khí này xâm nhập vào phổi.
- Trẻ bị dị ứng: sau khi tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng như phấn hoa hoặc lông động vật. Đây là cách cơ thể bé phản ứng lại với những thứ nguy hiểm như vi khuẩn.
- Sau khi trẻ khóc: khi khóc, nước mắt của trẻ chảy ra từ tuyến lệ (dưới mí mắt), dẫn tới khoang mũi. Nước mắt kết hợp với chất dịch ở đây sẽ khiến bé bị chảy nước mũi.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị sổ mũi đơn giản tại nhà
- Cho trẻ tắm nước gừng ấm vì hơi nước gừng có thể làm lỏng dịch trong mũi. Giúp bé dễ dàng xì ra hoặc giúp mẹ dễ dàng làm sạch bằng dụng cụ hút mũi.
- Thoa chút dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân của bé. Massage vài phút, có thể xoa dầu vào lưng và ngực trẻ.
- Trước khi bé ngủ nên cho bé mang tất chân để giữ ấm.
- Cho bé nằm cao đầu khi ngủ để ngăn nước mũi chảy ngược vào trong gây ngạt mũi. Thay vào đó, nước mũi chảy ra ngoài. Giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn và ngủ ngon hơn.
- Thực hiện việc nhỏ mũi và hút mũi cho trẻ mỗi ngày 4 lần hoặc hơn. Cho tới khi bé không còn dấu hiệu nghẹt mũi, sổ mũi.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị sổ mũi
Thực phẩm mà trẻ bị sổ mũi nên ăn
- Các món ăn nhiều nước, dễ nuốt như cháo, súp,… Sẽ giúp tránh tình trạng đau rát họng khi nuốt.
- Thực phẩm nhiều dưỡng chất giúp tăng sức đề kháng hỗ trợ trị bệnh như thịt bò, trứng, sữa,…
- Các loại rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C và khoáng chất. Hỗ trợ cải thiện chứng bệnh về đường hô hấp hiệu quả từ đó giảm ho, sổ mũi.
- Trong bữa ăn mẹ nên đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm cho trẻ là tinh bột, chất béo, đạm và rau xanh.
- Các thực phẩm có vỏ cứng nhọn như tôm, cua, bề bề,… mẹ nên lột sạch vỏ cẩn thận. Để tránh tình trạng vỏ cứng tác động vào họng gây ho nhiều hơn.
- Cho trẻ uống nhiều nước mỗi ngày giúp làm ẩm niêm mạc mũi họng từ đó giúp làm giảm tình trạng ho, sổ mũi.
Thực phẩm mà trẻ bị sổ mũi nên tránh
- Thức ăn ngọt hoặc quá mặn: những thức ăn quá mặn hoặc ngọt sẽ gây nóng cho phổi, lượng đờm tăng và bệnh sổ mũi sẽ lâu hết.
- Các món chiên: lượng đờm và nước mũi cũng sẽ tăng khi ăn các món chiên. Dạ dày sẽ hoạt động nhiều hơn, hệ tiêu hóa kém đi, bệnh cũng sẽ lâu khỏi hơn.
- Các món hải sản: có khả năng mùi tanh của hải sản sẽ kích thích hệ hô hấp và gây nên sổ mũi, ho. Ngoài ra hải sản dễ gây tình trạng dị ứng nên khi bé bị sổ mũi, cha mẹ không nên cho trẻ ăn.
Cách phòng ngừa cho trẻ bị sổ mũi
- Luôn giữ ấm cơ thể đúng cách cho trẻ, đặc biệt là vào mùa thu đông. Vì thời điểm này trẻ dễ bị nhiễm lạnh dẫn tới các bệnh về hô hấp, sinh ra ho, sổ mũi.
- Thường xuyên vệ sinh mũi họng sạch sẽ cho trẻ, có thể sử dụng nước muối sinh lý để giúp tăng khả năng loại bỏ vi khuẩn, phòng ngừa bệnh.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với môi trường có nhiều hóa chất, khói bụi, khói thuốc lá,… vì đây là một trong những tác nhân gây ra tình trạng ho sổ mũi ở trẻ nhỏ.
- Luôn vệ sinh môi trường ở của trẻ được sạch sẽ, không nuôi động vật như chó, mèo trong nhà.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị sổ mũi như thế nào? Trẻ bị sổ mũi có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp