Nhiễm Chlamydia sinh dục là gì?
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC). Nhiễm Chlamydia sinh dục là một bệnh do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Bệnh có thể lây truyền từ người sang người thông qua quan hệ tình dục và từ phụ nữ mang thai sang con.
Bệnh có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tuy nhiên, những người có nguy cơ nhiễm Chlamydia cao hơn bao gồm:
- Phụ nữ trẻ (Dưới 25 tuổi)
- Nam giới có quan hệ tình dục với nam giới
- Người quan hệ tình dục với nhiều đối tượng
Triệu chứng Nhiễm trùng Chlamydia sinh dục
Nhiễm khuẩn Chlamydia giai đoạn đầu thường gây ra ít hoặc không có triệu chứng rõ rệt. Các dấu hiệu bao gồm:
- Đau, buốt khi đi tiểu
- Tiết dịch bất thường ở bộ phận sinh dục
- Đau khi quan hệ tình dục ở phụ nữ
- Chảy máu khi quan hệ tình dục ở phụ nữ
- Đau tinh hoàn ở nam giới
Nhiễm Chlamydia sinh dục cũng có thể xuất hiện ở trực tràng, mắt (viêm kết mạc) thông qua tiếp xúc với dịch cơ thể.
Biến chứng
Nhiễm Chlamydia sinh dục có liên quan đến những vấn đề sức khoẻ như:
Viêm vùng chậu (PID)
PID bao gồm nhiễm trùng tử cung, ống dẫn trứng gây đau và sốt. PID có thể làm hỏng các ống dẫn trứng, buồng trứng và tử cung.
Viêm mào tinh hoàn (epididymitis)
Nhiễm Chlamydia sinh dục có thể gây nhiễm trùng mào tinh hoàn (epididymis). Nhiễm trùng có thể dẫn đến sốt, đau và sưng phần bìu.
Nhiễm trùng tuyến tiền liệt
Đôi khi, vi khuẩn Chlamydia có thể lây lan sang tuyến tiền liệt tuyến của đàn ông. Viêm tuyến tiền liệt có thể gây đau khi tiểu tiện và quan hệ tình dục. Có thể gây đau lưng, sốt và ớn lạnh.
Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh
Phụ nữ nhiễm Chlamydia khi mang thai có thể lây nhiễm cho con. Có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng như viêm phổi hoặc nhiễm trùng mắt.
Vô sinh
Nhiễm Chlamydia có thể gây ra sẹo và tắc nghẽn ống dẫn trứng, dẫn đến vô sinh ở phụ nữ.
Viêm khớp phản ứng
Viêm khớp phản ứng (hội chứng Reiter) ảnh hưởng đến các khớp, mắt và niệu đạo của bạn. Cần phân biệt Viêm khớp phản ứng do Nhiễm Chlamydia và Viêm khớp do Lậu.
Phòng ngừa bệnh
Cách tốt nhất để ngăn ngừa nhiễm Chlamydia là không quan hệ tình dục. Ngoài ra, bạn cần tuân thủ những hướng dẫn an toàn dưới đây:
- Sử dụng bao cao su
Sử dụng bao cao su Latex đúng cách khi quan hệ tình dục để giảm nguy cơ lây nhiễm. Tuy nhiên, bao cao su không thể ngăn ngừa 100% bệnh vì bạn có thể bị nhiễm qua tiếp xúc dịch cơ thể.. - Giới hạn số lượng đối tác tình dục của bạn
Quan hệ tình dục với nhiều người khác nhau làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục (STDs) - Kiểm tra sức khoẻ tình dục thường xuyên
Nếu bạn có quan hệ tình dục, đặc biệt là nếu bạn quan hệ với nhiều người. Hãy đến xét nghiệm bệnh truyền nhiễm thường xuyên để được theo dõi sức khoẻ. Hãy đảm bảo đối tác tình dục của bạn cũng thế. - Tránh thụt rửa âm đạo
Thụt rửa âm đạo giảm số lượng vi khuẩn tốt có trong âm đạo, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra,thụt rửa quá mạnh cũng có thể gây trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập.
Nên nhớ, quan hệ tình dục an toàn là bảo vệ sức khoẻ của chính bản thân, của bạn tình cũng như cả xã hội. Đây không chỉ là lựa chọn mà còn là ý thức và trách nhiệm với cộng đồng.
Ghé thăm MedPlus để cập nhật bí kíp sống khoẻ mỗi ngày nhé!
Các bài viết liên quan:
- Các dấu hiệu STDs qua chùm ảnh minh hoạ dễ xem-dễ nhớ!
- Bệnh Lậu: Triệu chứng và Cách phòng tránh
- Nhiễm khuẩn Mycoplasma: Bệnh tình dục mới cần cảnh giác
- Nhiễm Virus HPV sinh dục: Triệu chứng và cách phòng ngừa
Nguồn: Mayoclinic, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ CDC