Trẻ bị dị ứng sữa có thể để lại những tác hại khó lường. Chính vì vậy, cha mẹ cần biết những biện pháp sau đây để bảo vệ con. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ các dấu hiệu bé dị ứng sữa để có biện pháp khắc phục hiệu quả và an toàn. Cùng Songkhoe.medplus.vn tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
Dị ứng sữa là gì?

Dị ứng sữa là một phản ứng miễn dịch với một trong nhiều protein có trong sữa động vật. Dị ứng sữa thường do alpha protein S1-casein trong sữa bò gây ra. Sữa bò là nguyên nhân thường gặp gây dị ứng sữa. Ngoài ra, sữa của trâu, dê, cừu và một số động vật có vú vẫn có thể gây ra dị ứng sữa.
Phản ứng dị ứng thường xảy ra vài phút đến vài giờ sau khi uống sữa. Các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng sữa từ nhẹ đến nặng như thở khò khè, nôn, phát ban và các vấn đề tiêu hóa. Đôi khi, dị ứng sữa có thể gây sốc phản vệ. Đây là một phản ứng đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng.
Dị ứng sữa đôi khi bị nhầm lẫn với không dung nạp lactose vì chúng thường có các triệu chứng tương tự nhau. Tuy nhiên, hai tình trạng này rất khác nhau. Không dung nạp lactose xảy ra khi cơ thể thiếu enzyme (lactase) để chuyển hóa đường lactose trong ruột – một loại đường có trong sữa.
Nguyên nhân gây nên chứng dị ứng sữa
Protein có trong thành phần sữa động vật là nguyên nhân gây ra tình trạng dị ứng sữa trên bệnh nhân. Trong các loại sữa này thì sữa bò là nguyên nhân hàng đầu gây ra dị ứng sữa ở trẻ nhỏ. Sữa bò có hai loại protein chính có thể gây dị ứng, bao gồm:
- Casein: có trong phần rắn của sữa.
- Whey: có trong phần lỏng của sữa sau khi lắng.
Cơ thể của trẻ có thể phản ứng với một hoặc cả hai loại protein này, gây ra tình trạng dị ứng. Các loại protein này có thể tìm thấy trong một số thực phẩm chế biến khác. Nghiên cứu cho thấy người bị dị ứng với sữa bò sẽ tăng nguy cơ dị ứng với các loại sữa động vật khác như sữa dê, cừu, trâu; nhưng lại ít có khả năng bị dị ứng với sữa đậu nành.
Các triệu chứng của dị ứng sữa

Các triệu chứng dị ứng sữa khác nhau tùy thuộc vào cơ đia củ a mỗi người. Ngay sau khi tiêu thụ sữa, các dấu hiệu và triệu chứng của dị ứng sữa có thể bao gồm:
- Phát ban
- Thở khò khè
- Ói mửa
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể mất nhiều thời gian hơn để phát triển bao gồm:
- Phân lỏng, có thể có máu
- Tiêu chảy
- Bụng co thắt
- Ho hoặc thở khò khè
- Chảy nước mũi
- Chảy nước mắt
- Nổi mẩn ngứa trên da, thường quanh miệng
- Đau quặn bụng ở trẻ sơ sinh
Xem thêm: Các triệu chứng dị ứng sữa.
Nguy cơ dẫn đến tình trạng dị ứng sữa ở trẻ
Ngoài trừ phản ứng với các loại protein trong sữa, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ dị ứng sữa bao gồm:
- Bệnh dị ứng khác. Một số người có thể bị dị ứng với các loại thực phẩm khác. Điều này có thể làm tăng nguy cơ dị ứng sữa.
- Viêm da dị ứng. Người bệnh viêm da dị ứng, đặc biệt là trẻ em, thường cơ dị ứng thực phẩm, bao gồm cả dị ứng sữa.
- Có tiền sử gia đình dị ứng. Nguy cơ dị ứng thường tăng cao nếu người bệnh có cha hoặc mẹ dị ứng thực phẩm hoặc có các bệnh dị ứng như hen suyễn, mề đay hoặc bệnh chàm.
- Độ tuổi. Dị ứng sữa thường phổ biến ở trẻ em. Khi trưởng thành, hệ thống tiêu hóa được hoàn thiện và ít bị dị ứng hơn.
Chẩn đoán bệnh dị ứng trẻ ở trẻ
Để xác định tình trạng dị ứng sữa, bác sĩ có thể kiểm tra các triệu chứng và sản phẩm đã sử dụng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể đề nghị một số xét nghiệm như:
- Kiểm tra tình trạng da. Trong xét nghiệm này, bác sĩ có thể cho do tiếp xúc với một lượng nhỏ protein có trong sữa. Một người dị ứng sữa có thể xuất hiện các vết sưng nhỏ tại vị trí thử nghiệm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các xét nghiệm này có thể không chính xác.
- Xét nghiệm máu. Các xét nghiệm máu có thể đo lường phản ứng của hệ thống miễn dịch với các loại protein có trong sữa. Tuy nhiên, kết quả xét nghiệm đôi khi có thể không chính xác.
Nếu các xét nghiệm cơ bản không thể xác nhận tình trạng dị ứng, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh uống một lượng vừa phải sữa để kiểm tra các triệu chứng. Tuy nhiên đây là một xét nghiệm tương đối nguy hiểm và cần thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ để tránh các phản ứng nghiêm trọng.
Xem thêm: 4 biện pháp chẩn đoán dị ứng sữa
Xử lý khi trẻ bị dị ứng
Nếu không may trẻ có phản ứng mạnh mẽ với sữa công thức chủ yếu do cơ địa trẻ quá mẫn cảm. Cách tốt nhất để hạn chế tình trạng này là cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong giai đoạn đầu. Trong trường hợp không có sữa mẹ thì có thể cho trẻ dùng sữa công thức. Tuy nhiên cần chú ý cho trẻ bú từng chút một để xem trẻ có bị dị ứng với loại sữa đó không. Nếu thấy an toàn thì cha mẹ có thể điều chỉnh tăng dần lượng sữa ở những lần tiếp theo.
Lưu ý, với những trẻ bị dị ứng với sữa bò thì có nhiều khả năng trẻ cũng sẽ bị dị ứng với các loại thực phẩm khác (sữa dê, sữa đậu nành…). Do vậy trong giai đoạn ăn dặm của trẻ, cha mẹ nên chú ý thêm đến vấn đề này. Đến gặp bác sỹ chuyên gia dị ứng để được tư vấn về chế độ ăn phù hợp cho trẻ.

Một số cách điều trị bệnh dị ứng sữa
Cách duy nhất để ngăn chặn một phản ứng dị ứng là tránh sữa và các protein từ sữa. Điều này có thể khó khăn vì sữa là một thành phần phổ biến trong nhiều loại thực phẩm. Ngoài ra, một số người bị dị ứng với sữa có thể chịu đựng sữa dưới một số hình thức như sữa đun nóng khi nướng bánh hoặc một số thực phẩm chế biến như sữa chua.
Các loại thuốc như thuốc kháng histamin có thể làm giảm các dấu hiệu và triệu chứng của phản ứng dị ứng nhẹ. Uống thuốc kháng histamin ngay sau khi tiếp xúc với sữa, có thể giúp giảm bớt sự khó chịu. Nếu bạn hoặc con bạn có một phản ứng dị ứng nghiêm trọng (sốc phản vệ), bạn có thể cần tiêm thuốc epinephrine (adrenaline) khẩn cấp và đến phòng cấp cứu.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguồn: Hellobacsi.com, Vinmec.com