Tiêu chảy là bệnh đường tiêu hóa thường gặp nhất. Đây là trình trạng phổ biến ở mọi lứa tuổi và hầu như ai cũng đã từng mắc phải. Thời điểm dễ bùng phát bệnh là mùa hè, khi thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát triển.
Tiêu chảy là gì?
Tiêu chảy được định nghĩa là tình trạng đi phân đi lỏng hay phân nước từ 3 lần/ngày. Người bị tiêu chảy mãn tính có thể đi phân lỏng, chảy nước liên tục hoặc ngắt quãng từ 4 tuần trở lên thì được gọi là tiêu chảy mãn tính và có khả năng là triệu chứng của một bệnh lý mãn tính khác. Các triệu chứng tiêu chảy mạn tính có thể liên tục hoặc xuất hiện rồi tự biến mất. .
Nguyên nhân của bệnh tiêu chảy
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra tiêu chảy bao gồm:
- Nhiễm vi khuẩn từ thực phẩm hoặc nước bị ô nhiễm;
- Nhiễm ký sinh trùng từ thức ăn hoặc nước uống;
- Không dung nạp thức ăn, chẳng hạn như chứng không dung nạp lactose;
- Sử dụng một số thuốc như kháng sinh, thuốc trị ung thư, thuốc kháng axit có chứa magie.
Một số người có thể bị tiêu chảy sau khi phẫu thuật dạ dày vì đôi khi phẫu thuật có thể khiến thức ăn di chuyển qua đường tiêu hóa nhanh hơn bình thường.
Một số triệu chứng và dấu hiệu thường gặp
Người bệnh thường gặp các triệu chứng sau đây khi bị tiêu chảy:
- Phân lỏng;
- Đau bụng âm ỉ hoặc đau quặn;
- Buồn nôn và ói mửa;
- Đau đầu;
- Ăn mất ngon;
- Khát nước liên tục;
- Sốt;
- Mất nước;
- Phân có máu;
- Lượng phân nhiều;
- Đi tiêu nhiều lần hoặc tiêu són, mót rặn.
Khi nào cần gặp bác sĩ
Nhìn chung, tiêu chảy thường không phải là căn bệnh đáng lo ngại. Nhưng đôi khi bạn cần phải gặp bác sĩ nếu bệnh kéo dài và có một số triệu chứng như:
- Tình trạng kéo dài nhiều ngày
- Có dấu hiệu mất nước như khô miệng, khát nước, khô mắt, tiểu ít, hạ huyết áp
- Đau bụng hoặc đau trực tràng dữ dội
- Phân có máu hoặc có màu đen
- Sốt cao hơn 39ºC
Những người có nguy cơ mắc phải bệnh tiêu chảy
Mọi người ở mọi độ tuổi đều có thể gặp phải tình trạng rối loạn tiêu hóa này. Những người thường đi du lịch đến các nước đang phát triển có nguy cơ bị tiêu chảy du lịch do ăn phải những thực phẩm hay uống nước nhiễm tác nhân gây bệnh. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy gồm:
- Ăn uống và sống gần với người bị tiêu chảy và không áp dụng các biện pháp phòng bệnh
- Sống tại những khu vực sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, đổ thẳng phân ra cống, mương, ao, hồ, sông, suối…
- Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm
- Có tập quán ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa nấu chín kỹ
- Sử dụng phân tươi hoặc phân chưa được xử lý đảm bảo vệ sinh trong trồng trọt Sống tại khu vực bị ngập lụt và sau ngập lụt…
5 chiêu thức chữa trị tiêu chảy tại nhà
Bổ sung nước cho cơ thể
Bạn sẽ không chỉ bị mất nước mà còn chất điện giải, chất khoáng như kali và natri do bị tiêu chảy. Đó là những yếu tố quan trọng trong các hoạt động của cơ thể. Do đó, bạn cần phải bù đắp những gì bị mất. Điều đầu tiên là bạn phải uống thật nhiều nước. Hãy đảm bảo cơ thể luôn dung nạp được ít nhất 2 lít nước mỗi ngày và nhiều hơn khi bị bệnh này.
Sự lựa chọn khác thay nước để giúp bạn điều trị bệnh nhanh hơn là uống trà kèm theo một chút đường, nước ép trái cây như táo hay nước ép mận. Khi bạn bổ sung nước, bạn nên giữ cho thức uống của bạn mát mẻ và uống từng ngụm nhỏ.
Sử dụng thuốc kháng sinh
Trường hợp bệnh tiêu chảy được xác định là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra, thuốc kháng sinh có thể giúp điều trị hiệu quả. Tuy nhiên, nếu nguyên nhân gây bệnh là virus thì kháng sinh sẽ không có tác dụng.
Sữa chua
Sữa chua là sự lựa chọn tuyệt vời cho những người bị tiêu chảy vì sữa chua tạo ra axit lactic trong ruột. Axit lactic sẽ tiêu diệt các vi khuẩn xấu giúp bạn chữa lành bệnh nhanh hơn.
Chúng ta biết rằng uống kháng sinh kéo dài có thể gây tiêu chảy bằng cách giết chết các vi khuẩn tốt trong ruột nhưng ăn sữa chua sẽ sản xuất nhiều hơn các vi khuẩn có lợi trong đường ruột của bạn. Để hạn chế bị tiêu chảy, bạn nên ăn sữa chua trước khi dùng thuốc.
Thực phẩm giàu tinh bột
Thực phẩm giàu tinh bột được coi là chế độ ăn uống hoàn hảo để điều trị vì chúng sẽ khiến dạ dày của bạn nhẹ bớt. Thực phẩm giàu tinh bột bao gồm ngũ cốc, bột sắn hoặc gạo nấu chín. Điều quan trọng là hãy chắc chắn rằng bạn không thêm quá nhiều đường hoặc muối vào những thực phẩm này vì chúng có thể khiến vấn đề trầm trọng hơn và làm cho bệnh khó điều trị.
Bên cạnh đó, người bệnh không nên sử dụng các thực phẩm như sữa, phô mai và các sản phẩm khác từ sữa.
Bảo đảm cơ thể được nghỉ ngơi
Khi bị tiêu chảy, không có gì tốt hơn so với việc nghỉ ngơi đầy đủ để chữa khỏi bệnh tiêu chảy nhanh và hiệu quả. Nếu cơ thể bạn cảm thấy thư giãn, thoải mái, bệnh cũng sẽ thuyên giảm đáng kể. Bạn có thể đặt một chiếc khăn hoặc một chai nước ấm lên bụng để làm xoa dịu cơn co thắt.
Một số bài viết có thể bạn quan tâm:
- Top 5 phòng khám Dinh Dưỡng uy tín TP. Hồ Chí Minh
- Cách chuẩn đoán và phòng ngừa thiếu máu do thiếu sắt
- 5 cách giúp bạn đối phó với tật nghiến răng
Nguồn: Tổng hợp