Da mỏng là gì?
Cấu trúc làn da của người gồm có ba lớp chính và lớp giữa được gọi là lớp hạ bì, đóng góp 90% vào độ dày của da. Các mô dày, xơ của lớp hạ bì được cấu tạo từ collagen và elastin. Lớp hạ bì giúp da linh hoạt, khỏe và có độ đàn hồi.
Da mỏng – tình trạng lớp biểu bì không dày như bình thường, khiến da dễ bị tổn thương. Loại da này có bề mặt trông như giấy lụa và thường phổ biến ở người lớn tuổi. Những vùng dễ nhận thấy như: bàn tay, cánh tay và mặt.
Nguyên nhân dẫn tới da mỏng là do đâu?
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn tới tình trạng da mỏng thường có liên hệ tới vấn đề lão hóa. Đây là một phần tự nhiên của tuổi già, song song với việc hình thành nếp nhăn, độ đàn hồi của da kém hơn và da dễ bị tổn thương, da khô.
Trong một số trường hợp, nguyên nhân da mỏng có thể là do:
- Tia cực tím, ánh sáng mặt trời: tia UVB và UVA có thể làm hỏng hoặc tiêu diệt các tế bào da
- Di truyền
- Lối sống
- Sử dụng một số loại thuốc: aspirin không kê đơn, thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) như: ibuprofen hoặc naproxen, thuốc làm loãng máu theo toa (thuốc chống đông máu)
- Uống rượu và hút thuốc: làm tăng tốc độ lão hóa dẫn tới theo thời gian da bị mỏng đi
- Kem thoa steroid: có thể khiến cho các tế bào trong lớp biểu bì teo đi, ảnh hưởng tới các mô liên kết nối các tế bào da. Có thể khiến da mất độ đàn hồi, da nhăn. Một số loại thuốc như steroid tại chỗ có tác dụng phụ như: thuốc chống viêm,…
Triệu chứng & dấu hiệu của tình trạng da mỏng
- Dễ dàng nhìn thấy tĩnh mạch, gân hoặc xương dưới da bàn tay và cánh tay một cách rõ ràng.
- Da thường dễ bị bầm tím, rách dù chỉ bị thương nhẹ, nếu không cẩn thận da thường xuyên trong tình trạng bị tổn thương
5 tuyệt chiêu đơn giản khi chăm sóc da mặt mỏng tại nhà cực kì hiệu quả
1.Hạn chế xoa tay lên mặt
Da mỏng có thể bị trầy xước bất kì khi nào nên việc xoa tay thường xuyên lên da khiến cho da bị tổn thương, bên cạnh đó tay thường chạm vào nhiều đồ vật. Cho nên, hạn chế chạm tay lên mặt điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công dẫn tới những vấn đề về da nghiêm trọng.
2. Loại bỏ trong tâm trí những đồ uống hay chất kích thích
Thành phần ở trong các đồ uống có chứa chất kích thích như thuốc lá, cafe, rượu,… chứa rất nhiều yếu tố gây hại phá hủy kết cấu làn da.
3. Không sử dụng các chất tẩy rửa, các loại xà phòng hay mỹ phẩm có chứa kiềm
Những sản phẩm có chứa axit, kiềm sẽ khiến bào mòn da, da trở nên mỏng hơn.
4. Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung nước cho da
Ăn nhiều hoa quả và rau xanh giúp bổ sung lượng vitamin A, C, D cần thiết cho cơ thể và nuôi dưỡng làn da từ sâu bên trong. Dầu cá được nghiên cứu là thành phần giúp trị các bệnh về da, bạn nên bổ sung vào khẩu phần ăn hàng ngày.
5. Tuyệt đối không được bỏ qua kem chống nắng
Kem chống nắng có chứa SPF-15 hay cao hơn sẽ là trợ thủ đắc lực giúp bảo vệ làn da trước những tác hại của ánh nắng mặt trời. Khi sử dụng kem chống nắng tốt nhất nên chọn những sản phẩm có chứa thành phần dưỡng ẩm giúp giữ nước cho da.
Nên lựa chọn sản phẩm phù hợp, không kích ứng cho da đồng thời cần phải che chắn kĩ trước khi ra ngoài. Thêm nữa cũng cần phải lưu ý chọn kem chống nắng hóa học hay vật lý.
Chế độ ăn uống và bổ sung dinh dưỡng
Một chế độ ăn uống cân bằng không chỉ quan trọng đối với làn da mà còn với cả sức khỏe.
- Thành phần thiết yếu cần cho làn da khỏe mạnh: thịt, trái cây, dầu, cá, rau
- Những dưỡng chất chống lão hóa cho da: Axit béo Omega-3, collagen, Axit gamma-linolenic (GLA): tinh dầu hoa anh thảo, vitamin C: bôi và uống.
Khi da mỏng đi rất khó có thể trở lại bình thường, nhưng có thể áp dụng biện pháp giữ ẩm trên da khiến cho da tăng độ đàn hồi cũng như khó bị tổn thương từ bên ngoài. Nhất là lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da dịu nhẹ, thành phần từ thiên nhiên.
Xem thêm: