Đậu Mèo là loài cây khá phổ biến mọc hoang nhiều ở nước ta. Đậu Mèo nổi tiếng với công dụng hút nọc rắn và điều trị rắn cắn. tuy nhiên vẫn có 1 số lưu ý nhất định khi sử dụng loại Dược Liệu này. Hôm nay medplus xin giới thiệu đến bạn đọc các công dụng cũng như bài thuốc tiêu biểu từ loại dược liệu này nhé!
A. Thông tin Dược Liệu
1. Tên Dược Liệu
Tên tiếng Việt: Đậu mèo dại, đậu mèo
Tên khoa học: Mucuna pruriens (L.) DC.
Họ: Fabaceae.
2. Đặc điểm dược liệu
Đậu mèo là loài thực vật dây leo sống hằng năm. Thân tròn, bên ngoài có khía rãnh dọc và được bao phủ lớp lông có màu trắng hoặc màu hung vàng. Lá gồm có 3 lá chét, phiến lá hình trái xoan, mặt dưới được phủ lông mềm, màu trắng, mặt trên ít lông hơn. Lá chét rộng 8cm, dài 13 – 15cm, mỗi phiến lá gồm khoảng 9 đôi gân, cuống dài khoảng 18cm.
Hoa mọc thành cụm, thõng xuống, cụm hoa có chiều dài trung bình từ 25 – 30cm, đường kính 5cm, cuống hoa khá to và dài 5mm. Hoa có màu xanh nhạt, tím hoặc đỏ.
Quả dạng đậu, cong hình chữ S, chiều ngang 1.3cm và dài 12cm. Quả được phủ lông trắng hoặc hung vàng, một số cây gây ngứa da khi chạm vào. Mỗi quả chứa trung bình 5 hạt hình trứng, chiều dài từ 1.2 – 15cm. Đậu mèo ra hoa vào tháng 7 – 11 và sai quả vào tháng 11 – 12 hằng năm.
3. Bộ phận dùng
Hạt của cây được sử dụng để làm thuốc.
4. Phân bố
Đậu mèo có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng hiện nay được trồng và mọc hoang nhiều ở nước có khí hậu nhiệt đới như Nhật Bản, Philipin, Lào, Campuchia và Việt Nam.
Ở nước ta, loài thực vật này mọc hoang ở các tỉnh miền núi, thường mọc leo vào những cây cỏ hoặc cây bụi cao. Do lông của quả đậu mèo có thể gây ngứa da nên loại cây này ít được trồng.
5. Thu hoạch – sơ chế
Khi quả chín, đem hái quả về rồi bóc vỏ lấy hạt. Sau đó phơi hạt cho khô hoàn toàn. Hạt đậu mèo có phẩm chất tốt thường có mặt ngoài bóng và có nếp nhăn, hạt dày 1cm, rộng 1.5 – 2cm và dài từ 2.5 – 2cm.
6. Bảo quản
Nơi khô ráo và thoáng mát.
B. Công Dụng và Cách Dùng Dược Liệu
1. Thành phần hóa học
Hạt đậu mèo chứa lecithin, acid gallic, phốt pho, canxi, protein, sắt, magie,… Ngoài ra dược liệu còn chứa một số alkaloid , 4-dihydroxy-phenylalanin (L-dopa).
2. Tính vị
Vị ngọt, tính ôn. Ngoài ra, một số tài liệu cổ có ghi vỏ của hạt đậu mèo (đạo đậu xác) có vị đắng, chát, tính bình.
3. Tác dụng dược lý
Theo Đông Y:
- Công dụng: Hạt có tác dụng hạ khí, ôn trung, vỏ có công dụng chỉ tả và giáng khí.
- Chủ trị: Chứng hư hàn sinh nấc, vỏ đậu được sử dụng để chữa lỵ mãn tính và nấc cụt.
Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:
Mắt mèo hay còn gọi là đậu mèo rừng là một loại thảo dược được sử dụng để:
- Điều trị bệnh Parkinson
- Điều trị chứng lo âu, viêm khớp, nhiễm ký sinh trùng và tình trạng bệnh hyperprolactinemia.
- Giảm đau và sốt
- Ói mửa
- Xử lý vết rắn hoặc bò cạp cắn gây nhức nhối
- Giảm đau khớp và cơ (khi dùng trực tiếp trên da)
- Kích thích lưu lượng máu bề mặt trong tình trạng tê liệt
4. Cách dùng – liều lượng
Hạt đậu mèo được sử dụng ở dạng sắc hoặc dạng bột với liều dùng 5 – 6g/ ngày. Vỏ quả được dùng ở dạng sắc với liều 10 – 15g/ ngày.
Liều dùng có thể khác nhau ở mỗi bệnh nhân. Liều lượng dựa trên tuổi của bạn, tình trạng sức khỏe và một số vấn đề cần quan tâm khác. Thảo dược này có thể gây nguy hiểm nếu dùng quá liều. Vì vậy, bạn hãy thảo luận với thầy thuốc và bác sĩ để tìm ra liều dùng thích hợp.
Nó thường được bào chế dưới dạng viên nang hoặc bột.
C. Bài Thuốc từ Dược Liệu Đậu Mèo
1. Bài thuốc từ đậu mèo hút nọc độc khi rắn cắn:
Dùng một hạt đậu mèo bổ làm đôi rồi đắp trực tiếp lên vị trí rắn cắn để trút hết phần nọc rắn. Bạn cũng có thể áp dụng liệu pháp này để chữa lành các vết thương khác do các loại côn trùng chích hoặc vết thương của bọ cạp cắn.
2. Bài thuốc từ đậu mèo để trục giun đũa:
Đem một ít đậu mèo nghiền nát thành bột mịn. Thêm một ít mật ong hoặc một ít mật để làm thành thuốc dẻo ngọt và cất trữ trong hũ thủy tinh để sử dụng dần. Mỗi lần sử dụng 15 gram đối với người lớn và 4 gram đối với trẻ em. Dùng thuốc cùng với cốc nước ấm. Sử dụng liên tục 4 – 5 ngày để trục xuất hoàn toàn giun đũa.
3. Bài thuốc tẩy xổ giun từ đậu mèo:
Đem một ít đậu mèo nghiền nát thành bột mịn rồi cất trữ trong hũ thủy tinh có nắp đậy để sử dụng dần. Mỗi lần sử dụng 12 – 15 gram cùng với cốc nước ấm. Kiên trì sử dụng 3 – 4 ngày để loại bỏ hoàn toàn giun trong cơ thể ra khỏi cơ thể.
D. Lưu Ý khi sử dụng Dược Liệu
1. Tác dụng phụ khi dùng mắt mèo
Tác dụng phụ thường gặp nhất bao gồm:
- Buồn nôn
- Sưng bụng
Các tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm:
- Nôn
- Các cử động cơ thể bất thường
- Mất ngủ
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể gặp các tác dụng phụ khác như:
- Nhức đầu
- Tim đập nhanh
- Các triệu chứng rối loạn tâm thần bao gồm nhầm lẫn, kích động, ảo giác và ảo tưởng
Ngoài ra, bạn cũngcó thể gây ra ngứa, nóng rát và sưng tấy khi sử dụng.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến thầy thuốc hay bác sĩ.
2. Đối tượng không nên dùng Dược Liệu
- Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú: không có đủ thông tin đáng tin cậy về sự an toàn khi dùng mắt mèo nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú.
- Người mắc bệnh tim mạch: do mắt mèo có chứa levodopa (L-dopa) nên bạn cần tránh hoặc sử dụng cẩn thận ở người bị bệnh tim mạch.
- Người bị bệnh tiểu đường: có một số bằng chứng cho thấy mắt mèo có thể làm giảm lượng đường trong máu và có thể làm cho lượng đường trong máu giảm xuống quá thấp.
- Đối với bệnh đường trong máu thấp (hạ đường huyết): có một số bằng chứng cho thấy mắt mèo có thể làm giảm lượng đường trong máu xuống thấp hơn.
- Đối với bệnh dạ dày-ruột hoặc loét đường ruột (bệnh loét dạ dày): levodopa (L-dopa) có thể gây chảy máu đường tiêu hóa (GI) ở những người bị loét dày
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Đậu Mèo cũng như một số Tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn , tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam