Theo dược liệu cổ: Đăng Tâm Thảo có vị cam đạm, tính bình hơi hàn. Quy kinh: Tâm, Phế, Tiểu trường. Công dụng: Thông tiểu tiện, chữa sốt, an thần, chữa ho, viêm họng. Cùng MedPlus tìm hiểu kỹ về công dụng và bài thuốc hay nhé !
Thông tin cơ bản
1. Thông tin khoa học:
- Tên Tiếng Việt: Đăng Tâm Thảo, Cỏ bấc đèn, Bấc, Hổ tu thảo, Bích ngọc thảo,…
- Tên khoa học: Juncus effusus L.
- Họ: họ Bấc (Juncaceae).
2. Mô tả Cây
- Cây thảo, cao 0,5 – 1m, có thân rễ nằm ngang hay nghiêng, tròn cứng, mọc thành cụm dầy, không có lá, có ruột xốp từ gốc tới ngọn. Lá giảm thành những bẹ ở gốc thân. Hoa đều, lưỡng tính, mọc thành vòng, màu lục nhạt, có lá bắc. Bao hoa khô xác không phân hoá. Nhị 3, ít khi 4 hoặc 6. Bao phấn hình chỉ. Bầu có vòi rất ngắn, đầu nhụy to. Quả nang, hạt nhỏ. Cây ra hoa và đầu mùa hạ.
- Dược liệu: Ruột thân hình trụ tròn nhỏ, đường kính 0,1 – 0,3 cm, dài khoảng 90 cm, màu trắng hoặc vàng nhạt, có vân dọc nhỏ. Thể nhẹ, thả vào nước không chìm. Chất mềm, hơi có tính đàn hồi, dễ đứt, mặt đứt màu trắng. Soi kính hiển vi thấy cấu tạo bởi những tế bào hình sao, để hở những khuyết lớn. Không mùi vị.
3. Phân bố, thu hái và chế biến
Phân bố
- Cỏ bấc đèn là cây thảo thường xanh, sống nhiều nảm, mọc từng khóm sau lan ra thành những đám lớn trên những vùng đất lầy.
- Cây có khả năng mọc vươn theo mức nước bị ngập.
- Bấc phân bố ở hầu hết các tỉnh, từ vùng ven biển dến trung du và cả vùng núi.
- Những địa phương thường khai thác thu được nhiều loại dược liệu nàv là Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, và Thanh Hóa …
Thu hoạch
- Tháng 9-10 cắt toàn cây về, rạch dọc thân để lấy lõi riêng ra, bó thành từng bó, phơi hay sấy khô tới độ ẩm dưới 11%.
Bộ phận dùng
- Vị thuốc là ruột phơi khô của thân cây Bấc đèn
Chế biến
- Đăng tâm thảo: Trừ bỏ tạp chất, cắt đoạn.
- Đăng tâm thán: Lấy Đăng tâm thảo sạch, cho vào nồi đất, bịt kín, đốt âm ỉ thật kỹ, để nguội, lấy ra.
Công dụng và tác dụng chính
A. Thành phần hoá học
- Carbohydrat
- Trong cây bấc có tinh dầu. Thành phần tinh dầu gồm linalool, undecan-2-on, tridecan-2-on, 1,2 – dihydro, 1,5,8 trimethylnaphtalen, α-ionon, ß-ionon, ß-bisabolen, 6,10,14-trunenthyl penladecan 2-on, α-cypcron, effusol, juncusol. Người ta cũng tách được 9 hợp chất 9 – 1 0 dihydro phenanthren, trong dó có 7 hợp chất có tính chất độc với tế bào.
B. Tác dụng dược lý
- Nước sắc của ruột thân cây bấc có tác dụng chống sỏi thận, lợi tiểu và giải độc. Rễ cũng có tác dụng lợi tiểu.
- Có tác dụng giáng tâm hỏa, lợi tiểu trường và thanh phế nhiệt. Thường được dùng để thông tiểu tiện, điều trị sốt, an thần, chữa ho…
C. Công dụng, tính vị và liều dùng
Tính vị
- Tính vị: Vị cam đạm, tính bình hơi hàn.
- Quy kinh: Tâm, Phế, Tiểu trường.
Công Dụng
- Công năng: Lương huyết, chỉ huyết, giải độc liễm nhọt.
- Công dụng: Được dùng cả trong Đông y và Tây y. Tây y dùng để cầm máu, giúp sự tiêu hoá, rửa các vết loét. Đông y dùng để chữa đại tiểu tiện ra máu, trĩ ra máu, lỵ ra máu, băng huyết, dong huyết, bỏng nước, bỏng lửa, mụn nhọt thũng độc.
Lưu Ý
- Kiêng kỵ: Người thể hư, trúng hàn, tiểu tiện không kìm được không nên dùng.
Liều dùng
- Ngày dùng 1-2g dưới dạng thuốc sắc hoặc thuốc bột.
Bài thuốc sử dụng
1. Chữa tiểu tiện ít, khó đái, phù thũng:
- Đăng tâm thảo 8 g, nước 250ml. Đun sôi trong 15 phút, chia ba lần, uống trong ngày.
- Đăng tâm thảo 8 g, mộc thông, mã đề, cỏ xước, mỗi vị 12g.
- Sắc chia ba lần uống Irong ngày.
2. Chữa đái buốt, đái đục, đái ra máu:
- Đăng tâm thảo, rễ cỏ tranh mỗi vị 8 g, sắc uống trong ngày.
3. Chữa tim hồi hộp, khó ngủ, miệng khát:
- Đăng tâm thảo 4g, lá tre, mạch môn mỗi vị 12g, sắc uống.
4. Chữa viêm họng, lở loét miệng:
- Đăng tâm thảo đốt tồn tính, lấv bột thổi vào hong hoặc bôi vào chỗ lở loét.
5. Chữa bị thương ra máu:
- Đăng tâm thảo, nhai nhỏ đắp vào nơi vết thương thì cầm (Thắng Kim Phương).
6. Chữa chảy máu cam không cầm:
- dùng 40g Đăng tâm tán bột, bỏ vào 4g Đơn sa, uống với nước cơm, lần uống 8g (Thánh Tế Tổng Lục ).
7. Chữa họng nghẹt do viêm:
- Đăng tâm 1 nắm, dùng 2 tấm ngói đốt Đăngtâm tồn tính, lại sao một muỗng muối, trộn lại, thổi vào miệng họng nhiều lần thì đỡ (Đoan Trúc Đường Phương).
8. Chữa đậu sang làm cho người mệt như suyễn, tiểu tiện không thông
- dùng 1 nắm Đăng tâm, Miếp giáp 80g, nước 1 thăng rưỡi, sắc 6 chén uống 2 lần (Thương Hàn Luận Phương).
9. Chữa khó ngủ:
- Đăng tâm thảo sắc uống thay trà thì ngủ được (Tập Giản Phương).
Lời kết
Hy vọng với những thông tin trên, MedPlus sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về một số tác dụng hay về loại dược liệu này!
Lưu ý
- Thông tin dược liệu mang tính chất tham khảo
- Người bệnh không tự ý áp dụng
- Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng
Nguồn: tracuuduoclieu.vn tham khảo Sách Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Namx