Trẻ bị khụt khịt mũi có sao không?
Bé nhỏ bị khụt khịt và có đờm là tình trạng mà rất nhiều cha mẹ phải đối mặt khi bé nhà mình bị mắc bệnh viêm xoang mũi, viêm phổi, viêm phế quản… Nếu cứ để tình trạng như này tiếp diễn dài ngày sẽ rất nghiêm trọng. Khiến cho trẻ khó chịu, không muốn ăn và dẫn đến suy dinh dưỡng. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc cho trẻ bị khụt khịt mũi là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị khụt khịt mũi ?
- Trẻ mới sinh có ống mũi bên trong rất nhỏ và hẹp. Đường kính mỗi ống mũi trong chỉ khoảng 2 – 3mm mỗi bên mũi. Vì vậy, khi niêm mạc mũi bên trong sản xuất ra chất nhầy, dễ có trường hợp khó tống chất nhầy này đi. Làm chất nhầy tập trung lại, và gây đầy ống mũi. Tạo ra tiếng khụt khịt khi trẻ hít vào thở ra.
- Do bệnh lý, như các bất thường về cấu trúc mũi, thành mũi.
- Trẻ bị viêm đường hô hấp.
- Trẻ bị hít khói thuốc nhiều.
- Khí trời, độ ẩm thay đổi đột ngột, gây tăng tiết dịch nhầy.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị khụt khịt mũi tại nhà
- Nên bế đứng trẻ và khi ngủ thì kê gối cao đầu hơn một chút. Nhằm giúp trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi dễ thở hơn.
- Ba mẹ luôn theo dõi tình trạng của trẻ và nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị chính xác, nếu tình trạng không có dấu hiệu thuyên giảm. Sau khi ba mẹ đã xử lý bằng những cách đúng và cần thiết.
- Cần tuân thủ việc dùng thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Không nên tự ý giảm liều dùng hay ngưng thuốc khi vẫn còn trong thời gian điều trị.
- Nếu trẻ sơ sinh bị khụt khịt mũi còn đang bú mẹ thì mẹ hãy tích cực bổ sung những thực phẩm, trái cây giàu vitamin C. Để tạo ra nguồn sữa chất lượng giúp tăng đề kháng cho trẻ để trẻ mau chóng hồi phục.
- Cho trẻ ăn các món ăn loãng và uống nhiều nước.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị khụt khịt mũi
Thực phẩm mà trẻ bị khụt khịt mũi nên ăn
- Gừng tươi: có thể cho bé uống nước gừng, trà chanh gừng, ăn cháo gừng hoặc bổ sung vào các món ăn hàng ngày. Để làm giảm triệu chứng khụt khịt mũi.
- Hành tím, hành tây: có chứa một số phytoncide như allicin có tính chống viêm và sát khuẩn cực mạnh. Tiêu diệt vi khuẩn gây các bệnh đường hô hấp và đường ruột. Có thể nấu cháo hoặc canh hành tây, hành tím cho bé ăn sẽ giúp mũi thông thoáng và dễ thở hơn.
- Tỏi: chứa allicin – chất kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng nhiều loại virus, vi khuẩn và ký sinh trùng . Nên sử dụng để chữa các bệnh liên quan đến hệ tiêu hóa, hô hấp và bệnh ngoài da.
- Húng quế: Các hoạt chất sát trùng có trong lá húng quế giúp thông mũi họng rất tốt.
- Uống nhiều nước lọc và trái cây: Uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây sẽ giúp ngăn ngừa hiệu quả tình trạng mất nước của bé.
Thực phẩm trẻ bị khụt khịt mũi nên tránh
- Thức ăn ngọt hoặc quá mặn: những thức ăn quá mặn hoặc ngọt sẽ gây nóng cho phổi, lượng đờm tăng và bệnh sẽ lâu hết.
- Các món chiên: lượng đờm và nước mũi cũng sẽ tăng khi ăn các món chiên. Dạ dày sẽ hoạt động nhiều hơn, hệ tiêu hóa kém đi, bệnh cũng sẽ lâu khỏi hơn.
- Các món hải sản: có khả năng mùi tanh của hải sản sẽ kích thích hệ hô hấp và gây nên khụt khịt mũi, ho. Ngoài ra hải sản dễ gây tình trạng dị ứng nên khi bé bị khụt khịt mũi.
Cách phòng ngừa cho trẻ bị khụt khịt mũi
- Hàng ngày nhỏ cho bé nước muối sinh lý dành cho trẻ em.
- Dùng bông tăm lau sạch mũi bé 1 – 2 lần/ngày. Mẹ phải lưu ý, trước khi dùng bông tăm lau sạch mũi bé, cần phải nhúng đầu bông tăm vào một chén nước ấm rồi mới lau cho bé.
- Khuyến khích bé tự xì hết dịch nhầy trong mũi. Nếu bé chưa thể tự làm việc đó, mẹ có thể giúp bé bằng cách hút mũi cho bé.
- Cần tiêm ngừa đầy đủ cho bé theo lịch, duy trì nguồn sữa mẹ càng lâu càng tốt. Bảo đảm dinh dưỡng cho bé đầy đủ các nhóm chất, cho bé ngủ đủ giấc, giữ môi trường xung quanh trong sạch được xem là phương pháp khoa học để giúp bé tăng cường sức đề kháng, tránh các bệnh ở đường hô hấp, vốn rất phổ biến ở bé.
- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thường xuyên rửa tay, đồ chơi của trẻ.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị khụt khịt mũi như thế nào? Trẻ bị khụt khịt mũi có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp