Trẻ bị Rota có sao không?
Mỗi năm trên thế giới, tiêu chảy cấp do Rotavirus tước đi sinh mạng của hơn 600.000 trẻ em. Tại Việt Nam, cứ 2 trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp thì có 1 trường hợp là do virus Rota gây ra. Tiêu chảy do Rotavirus là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Khiến trẻ dễ bị mất nước nặng vì vừa nôn ói và tiêu chảy lên đến 20 lần/ngày. Đáng nói, đây là bệnh có thể ngừa được bằng vắc xin nhưng không nhiều trẻ em được chủng ngừa.Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc cho trẻ bị Rota là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ bị Rota ?
Tiêu chảy cấp do Rotavirus lây lan rất nhanh, chủ yếu qua con đường phân – miệng và tay – miệng. Virus Rota có thể sống trên các bề mặt tiếp xúc như đồ chơi, mặt bàn ghế, tay vịn, trong nước hoặc trên da. Do đó, trẻ có thể nhiễm virus Rota qua:
- Tiếp xúc với nguồn bệnh bao gồm tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gián tiếp qua các vật dụng, đồ ăn… có nhiễm virus Rota.
- Trẻ bú bình, ăn uống không vệ sinh. Đồ ăn bị ô nhiễm, bảo quản thức ăn không đảm bảo…
- Nguồn nước bị nhiễm virus Rota.
- Xử lý không đúng phân và chất thải có chứa virus Rota.
- Không rửa tay sau khi đi vệ sinh.
- Xử lý phân và chất thải đã nhiễm bệnh không đúng cách cũng gây nguy cơ mắc bệnh.
- Không rửa tay sau khi đi vệ sinh, trước khi chế biến, trước khi cho trẻ ăn.
Phương pháp chăm sóc trẻ bị Rota tại nhà
- Cho trẻ uống nhiều dịch hơn thường ngày để ngừa mất nước do tiêu chảy. Cho trẻ uống nhiều tùy theo khả năng của trẻ, cần phải uống chậm, từng muỗng (từng ngụm nếu trẻ lớn hơn).
- Bù dịch bằng đường uống hoặc truyền tĩnh mạch. Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường hoặc sử dụng Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Có thể điều trị bằng thuốc hạ sốt.
- Cho trẻ ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng phù hợp với độ tuổi.
- Tuyệt đối không dùng thuốc cầm tiêu chảy cho trẻ. Vì sẽ làm giảm nhu động ruột gây liệt ruột làm ứ phân.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ bị Rota
Thực phẩm mà trẻ bị Rota nên ăn
- Các loại thực phẩm dễ tiêu hóa: khoai tây, thịt gà, thịt lợn nạc, sữa chua, sữa đậu nành, cà rốt, chuối tiêu, hồng xiêm…Những thực phẩm này sẽ giúp cho nhu động ruột co bóp dễ dàng hơn. Dạ dày không cần phải làm việc nhiều để tiêu hóa thức ăn.
- Uống nhiều nước hoặc ăn hoa quả: mẹ nên bù nước cho trẻ, cứ sau mỗi lần đi tiêu nên bù nước ngay. Loại nước thích hợp cho bé là nước dừa hoặc cháo loãng.
- Sữa chua: loại thực phẩm hàng đầu giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột.
Thực phẩm trẻ bị Rota nên tránh
- Những thực phẩm dễ nhiễm khuẩn, nhiễm độc: không cho trẻ ăn rau sống, tiết canh, gỏi cá, nem chạo, nem chua, mắm tôm, mắm tép… chưa nấu chín và không uống nước lã. Vì những nguồn thực phẩm này thường là môi trường của hàng ngàn loại vi khuẩn, virus, kí sinh trùng, giun sán gây hại.
- Đồ ăn chứa nhiều chất béo: thức ăn có chứa hàm lượng chất béo cao làm tăng những cơn co thắt ruột. Khiến các triệu chứng của tiêu chảy nặng hơn.
- Những thực phẩm khó tiêu hóa, dễ đầy bụng: tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.
- Các thực phẩm dễ gây tình trạng đầy hơi như: Đậu, bắp cải, súp lơ xanh và hành tây.
- Một số loại trái cây như: đào, lê, mận, các loại trái cây sấy khô (mơ, nho khô, mận khô). Cũng nên tránh vì chúng sẽ làm trẻ bị đầy hơi và làm nặng hơn bệnh tiêu chảy.
- Sorbitol và chất làm ngọt nhân tạo: những thực phẩm có chứa sorbitol – chất làm ngọt nhân tạo có thể khiến cho tình trạng tiêu chảy của trẻ nặng hơn.
Cách phòng ngừa cho trẻ bị Rota
- Vệ sinh nguồn nước, ăn uống đúng cách, chế biến thức ăn đúng cách. Rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi chế biến, cho trẻ ăn.
- Vệ sinh những đồ dùng chế biến và đồ dùng cho trẻ ăn đúng cách, giữ gìn vệ sinh khi cho trẻ bú: bú mẹ hoàn toàn hoặc không bú bình.
- Trẻ em từ 2 tháng tuổi nên được uống dự phòng vắc xin Rota.
- Bảo quản thức ăn cho trẻ sạch sẽ, tránh bị ôi thiu.
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị Rota như thế nào? Trẻ bị Rota có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm Medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- Trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
- Trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – Những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: Tổng hợp