Trẻ em bị tiêu chảy cấp có sao không?
Tiêu chảy cấp được coi là bệnh nguy hiểm đặc biệt là đối tượng trẻ em. Nếu không được điều trị và chăm sóc kịp thời có thể dẫn tới tình trạng suy dinh dưỡng, trường hợp nặng có thể gây tử vong. Khi trẻ bị lâm vào tình trạng mất nước nặng, cơ thể bị rút nước sẽ dẫn tới tử vong. Theo nghiên cứu, tiêu chảy cấp là nguyên nhân thứ hai gây tử vong ở trẻ sau nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính. Nắm bắt được triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị, phòng tránh, cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp là vấn đề cha mẹ cần biết để bảo vệ và giữ gìn sức khỏe cho con.
Nguyên nhân trẻ em bị tiêu chảy cấp ?
Tiêu chảy cấp ở trẻ em có thể do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng. Trong đó, tác nhân chính gây tiêu chảy nặng, đe dọa tính mạng trẻ và hay gây thành dịch là Rotavirus. Ngoài ra, các mẹ cần chú ý một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy để phòng tránh:
- Tuổi hay gặp: Trẻ từ 6-11 tháng tuổi (bắt đầu tập ăn dặm)
- Bé bị suy dinh dưỡng
- Suy giảm miễn dịch: Sau mắc sởi, hoặc bé bị HIV
- Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa nên trẻ dễ bị mắc bệnh tiêu chảy do vi khuẩn, đặc biệt là rotavirus hay hoành hành vào mùa khô lạnh
- Tập quán không tốt: Bú chai, ăn dặm không đúng cách, nước ô nhiễm, không rửa tay khi dọn phân, khi chế biến thức ăn, xử lý phân không hợp vệ sinh.
Phương pháp chăm sóc trẻ em bị tiêu chảy cấp tại nhà
- Cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường: đối với trẻ bú mẹ thì cho trẻ bú thường xuyên hơn và lâu hơn bình thường. Vì trẻ cần năng lượng để hoạt động và tăng trưởng cũng để chống đỡ bệnh tật.
- Cho trẻ uống dung dịch ORS – “nước biển khô”: một gói pha 1 lít nước chín, uống 50-100ml sau mỗi lần tiêu tiêu chảy ở trẻ < 2 tuổi, 100-200ml ở trẻ > 2 tuổi. Cho trẻ uống từng muỗng hoặc uống từng ngụm nhỏ. Ngoài các lần đi tiêu chảy, cho trẻ uống thêm nước cháo, nước chín
- Cho trẻ uống viên kẽm theo toa bác sĩ
- Tiếp tục cho trẻ ăn: tâm lý các bà mẹ thường không cho trẻ ăn hoặc hạn chế cho trẻ ăn đưa đến trẻ bị suy dinh dưỡng. Càng làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy. Cho trẻ ăn uống như bình thường, không kiêng cử gì, nhưng có thể chia làm nhiều bữa nhỏ để dễ tiêu hóa.
- Trẻ không có dấu hiệu mất nước tức là không có các dấu hiệu trên trẻ vẫn chơi, ăn, bú khá, có thể xử trí tại nhà. Không cần dùng kháng sinh, thuốc cầm ỉa.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ em bị tiêu chảy cấp
Thực phẩm mà trẻ em bị tiêu chảy cấp nên ăn
- Chuối: đây là thực phẩm tuyệt vời giúp bé ngừng tiêu chảy và không gây kích thích hệ tiêu hóa
- Gạo: đây cũng là thực phẩm chống tiêu chảy được nhiều người biết đến. Gạo là thực phẩm giúp làm giảm và chậm quá trình tiêu chảy diễn ra trong cơ thể bé.
- Táo: đây là loại quả dễ tiêu hóa với trẻ, có nhiều chất xơ. Cung cấp một lượng lớn nước để bù đắp cho lượng nước đã mất
- Bánh mì: có tác dụng hấp thu các axit trong dạ dày. Làm giảm tình trạng axit trong dạ dày từ đó giúp phòng ngừa tiêu chảy hữu hiệu.
- Sữa chua: trong sữa chua có những vi khuẩn có ích. có thể giúp khôi phục sự cân bằng thích hợp và làm khôi phục sự cân bằng thích hợp, giảm tiêu chảy cho trẻ.
- Khoai tây luộc: khoai tây luộc thường khá nhạt mà lại thơm ngon nên. Sẽ không gây kích thích với ruột của trẻ.
Thực phẩm trẻ em bị tiêu chảy cấp nên tránh
- Các loại nước giải khát công nghiệp có ga và nhiều đường.
- Các loại thực phẩm có nhiều xơ, ít chất dinh dưỡng như: tinh bột nguyên hạt (đỗ, ngô) và các loại rau có nhiều chất xơ.
- Các loại thức ăn có nhiều đường: bánh, kẹo…
- Các thức ăn chế biến sẵn: giò, chả, xúc xích, thịt hun khói, patê…
Cách phòng ngừa cho trẻ em bị tiêu chảy cấp
- Rửa tay trẻ trước ăn, sau mỗi lần vệ sinh. Rửa tay sau mỗi lần làm vệ sinh cho trẻ, trước khi chế biến thức ăn, hay trước cho trẻ ăn uống. Để đề phòng trẻ bị nhiễm bệnh tiếp tục từ phân hay lây lan cho người khác.
- Những chất thải của trẻ và giấy lau, phải được xử lý ngay, giặt sạch tã lót và khăn trải giường bị dính phân.
- Thức ăn cho trẻ phải được nấu chín kỹ, không nên cho trẻ ăn thức ăn cũ.
Qua những thông tin medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về cách chăm sóc trẻ bị tiêu chảy cấp như thế nào? Trẻ bị tiêu chảy cấp có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Medplus hy vọng các bố mẹ đã có thêm những kiến thức cần thiết để chăm sóc trẻ sơ sinh tốt nhất. Đừng quên ghé thăm medplus.vn hàng ngày để cập nhật những thông tin mới nhất về sức khỏe bạn nhé.
Xem thêm các bài viết:
- trẻ sơ sinh bị đau mắt có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
- trẻ sơ sinh bị ho có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
- trẻ sơ sinh bị cảm có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
- trẻ sơ sinh bị bón có sao không? – những điều bố mẹ cần biết
Nguồn: tổng hợp